Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử
Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Trung bình mỗi ngày, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ ở UBND thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa tiếp nhận gần 100 hồ sơ thực hiện các thủ tục hành chính của người dân. Mặc dù số lượng hồ sơ, thủ tục giao dịch nhiều nhưng việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, áp dụng các phần mềm chuyên ngành của từng lĩnh vực, đã tạo điều kiện cho các cán bộ ở đây dễ dàng tra cứu, thẩm định hồ sơ của người dân một cách nhanh chóng. Vì vậy nhiều thủ tục hành chính của người dân đã được giải quyết ngay.
Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch UBND Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, phân công, xử lý các công việc; giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; khai thác các hệ thống thông tin dùng chung cũng đã tạo thuận lợi cho UBND huyện Hoằng Hóa thực hiện có hiệu quả trong hoạt động hành chính, phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành, giải quyết và xử lý công việc, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Để xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, cấp ủy, chính quyền thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các phường, xã bố trí nơi làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cho người dân đến giao dịch. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa kỹ năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin. Đến nay, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã đạt được nhiều hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, chuyên nghiệp hóa nền hành chính.
Thông qua việc xây dựng chính quyền điện tử, tỉnh Thanh Hóa đã tích hợp 26 hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành; xử lý văn bản hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến; kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cấp chính quyền. Hệ thống văn bản được kết nối liên thông giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cả 3 cấp trên địa bàn tỉnh và kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia.
Hiện nay, 100% cán bộ, công chức ở Thanh Hóa thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng; tỷ lệ ký số cá nhân đạt 98,7%; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99%, giúp cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước. Đặc biệt, hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoạt động ổn định, hiệu quả, công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện Đông Sơn đã thực hiện việc xử lý văn bản, thực hiện công tác báo cáo với chính quyền cấp trên và các sở ban ngành thông qua phần mềm điện tử; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng được ứng dụng các phần mềm, giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn, tiết kiệm được chi phí, tạo sự minh bạch".
Mặc dù, quá trình triển khai chính quyền điện tử trên địa bàn Thanh Hóa vẫn gặp không ít khó khăn do địa bàn rộng, người dân khu vực nông thôn, miền núi chiếm tỷ lệ cao. Nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tỉnh Thanh Hóa đang đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, từng bước xây dựng chính quyền số trên nền tảng ứng dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu lớn; triển khai các dịch vụ đô thị thông minh và cung cấp các dịch vụ cho người dân được tốt hơn.
Doanh thu nhạc trực tuyến tại Việt Nam đạt 40 triệu USD
Theo kết quả nghiên cứu của đại học RMIT Việt Nam: Doanh thu phát nhạc trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2024 đạt khoảng 40 triệu USD, trở thành phân khúc dẫn đầu ngành âm nhạc tại Việt Nam.
Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang thiếu hụt nguồn lao động cho thị trường công nghệ thì Việt Nam đang có nguồn nhân lực khá đông đảo, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn khi thu hút các doanh nghiệp công nghệ đầu tư.
Việt Nam có liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia vừa công bố thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia, do Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an chủ trì điều phối.
Công khai tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của các bộ, tỉnh
Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Kết quả đo từ hệ thống EMC về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong năm 2024. Thông tin này được công bố trên Cổng thông tin chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ dx.gov.vn.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý hình ảnh trên sóng trực tiếp
Tại sự kiện công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, sản phẩm Sigma Smart Detect do Thủ Đô Multimedia phát triển đã được vinh danh là một trong Top 10 giải pháp Make in Vietnam 2024 về "Công nghệ mới".
Nâng cao chất lượng sản phẩm ẩm thực xứ Thanh
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm ẩm thực. Qua đó, góp phần quảng bá nét văn hóa của đất và người xứ Thanh đến với người dân trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả
Phát huy những lợi thế về khí hậu, đất đai, thời gian qua các địa phương đã và đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, các mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng ứng dụng quy trình thâm canh
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã duy trì và phát triển được trên 97 vùng cây trồng thâm canh, vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích đạt 227.400 ha, tăng 50 ha so với năm 2023.
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà
Với mong muốn thay đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi gà, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.
Khoa học và Công nghệ - Động lực phát triển kinh tế - xã hội
Xác định khoa học, công nghệ là khâu đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, thời gian qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt, nhiều dự án khoa học và công nghệ đã được triển khai và áp dụng vào sản xuất, góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cấu phát triển bền vững của địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.