Thanh Hóa khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp
Phát triển tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn đang được xem là hướng đi tích cực nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. Chính vì thế, những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Từ đó đã góp phần bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Dệt cói, đan lát, làm nón, nghề mộc… là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa. Bên cạnh đó, những năm qua các địa phương cũng du nhập, nhân cấy thêm nhiều nghề mới; xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề. Nhờ đó, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Thanh Hoá ngày càng phát triển, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
Anh Mai Văn Dũng, thôn 7, xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi làm nghề cói được 5 năm, công ăn việc làm ổn định… Tôi còn nhận thêm đan lát cho người trong gia đình làm để tăng thêm thu nhập". Chị Trần Thị Thuận, thôn Cao Nhuận, xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Làm nghề đan này công việc ổn định, thu nhập cao, tạo công ăn việc làm lúc nhàn rỗi; hơn nữa còn tận dụng thời gian chăm con, làm nông được nữa".
Hiện nay, Thanh Hóa có 36 nghề tiểu thủ công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các huyện: Nga Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Nông Cống, Cẩm Thủy… Để duy trì và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành chức năng đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, địa phương xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm; khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất. Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân lao động. Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2022- 2026 với mức từ 0,5- 1,5 tỷ đồng tùy theo khu vực để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Từ đó, đã khuyến khích các địa phương mở rộng quy mô phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Phạm Thế Khoa, Phó phòng kinh tế hạ tầng huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên huyện đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng/ năm, tạo công ăn việc làm cho 9 nghìn lao động… Huyện tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, tăng cường giải pháp xúc tiến đầu tư; tìm các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các làng nghề, nhân rộng các mô hình phát triển".
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn tỉnh đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động khu vực nông thôn. Toàn tỉnh đã có gần 30 sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Đây cũng chính là điều kiện để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị kinh tế cho nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.