ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh Hóa khuyến khích tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao

Ngày 11/01/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch triển khai nghị quyết, áp dụng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tích cực tích tụ đất đai để phát triển sản xuất tập trung, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thanh Tâm-Đức Anh

02/04/2023 16:21

Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trên địa bàn cả nước ban hành Nghị quyết về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn công nghệ cao. Nghị quyết 13 đề ra mục tiêu chung là đẩy mạnh tích tụ đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tích tụ thêm 32.000 ha để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Từ Nghị quyết số 13 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, nhiều giải pháp đã được đề ra nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này. Trong đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 về cơ chế chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai. Chính sách hỗ trợ một phần kinh phí thuê đất, chuyển nhượng đất để khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn công nghệ cao đối với lĩnh vực Trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.

Thanh Hóa khuyến khích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao - Ảnh 2.

Từ cơ chế, chính sách khuyến khích và kích cầu của tỉnh, nhiều địa phương đã triển khai áp dụng, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết giữa cây trồng với vật nuôi gắn với thị trường tiêu thụ.

Đã xuất hiện nhiều điển hình tích tụ đất đai, sản xuất tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần và lúa thương phẩm tại huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Nông Cống, Quảng Xương… tăng hiệu quả kinh tế từ 1,2 đến 1,5 lần so với sản xuất thông thường; tích tụ đất để trồng cây ăn quả có múi, tại huyện Thọ Xuân, Thạch Thành, Như Xuân,… cho thu nhập 500 triệu đồng/ha, lợi nhuận 350 triệu đồng/ha. Tại nhiều địa phương đã hình thành các vùng trồng rau màu hàng hóa, góp phần gia tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác,  tạo thuận lợi cho người dân trong tiêu thụ sản phẩm.

Thanh Hóa khuyến khích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao - Ảnh 3.

Để triển khai hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 13, cùng với xây dựng kế hoạch thực hiện, huyện Nông Cống đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thay đổi tư duy của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Ngoài chính sách của tỉnh, huyện Nông Cống cũng có các chính sách riêng, hỗ trợ xây dựng các mô hình, sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap; hỗ trợ xây dựng mô hình vườn cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao,…Đến nay, huyện Nông Cống đã tích tụ dược trên 2000 ha đất gắn với sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.        

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đã khắc phục được tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang khi người dân chuyển sang làm công nhân trong các công ty, nhà máy.

Thanh Hóa khuyến khích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao - Ảnh 4.

Ba năm nay, 130 ha ruộng lúa của hơn 400 hộ dân của xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương đã được Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thuê lại để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Việc sản xuất tập trung, đã giúp Hợp tác xã tiết kiệm các chi phí, tăng năng suất, đồng thời góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương. Ông Phạm Văn Tuyên, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương cho biết việc sản xuất tập trung, ứng dụng cơ giới đồng bộ, nên việc cầy, chăm sóc, thu hoạch đều được làm bằng máy, doanh nghiệp lại thu mua tại bờ, nên người nông dân vừa đỡ công, hiệu quả kinh tế lại cao hơn.

Để tích tụ ruộng đất, huyện Quảng Xương đã rà soát, định hướng, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực và có lợi thế ở các xã, thị trấn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện tích tụ ruộng đất; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất giữa người dân với Hợp tác xã và doanh nghiệp.

Thanh Hóa khuyến khích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao - Ảnh 5.

Đến nay, huyện Quảng Xương đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến như: vùng nguyên liệu sản xuất tập trung lúa gạo chất lượng cao, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có quy mô trên 550 ha ở các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Ngọc..., lợi nhuận tăng thêm 15% và được các công ty bao tiêu sản phẩm; vùng sản xuất rau an toàn tập trung VietGAP trên 40 ha ở các xã Quảng Lưu, Quảng Hợp, Quảng Lộc, Quảng Yên, thị trấn Tân Phong; vùng sản xuất khoai tây, ớt, ngô ngọt...với lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà từ 40% trở lên. Năm 2023 này, huyện Quảng Xương đặt mục tiêu tích tụ thêm 310 ha trở lên.

Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết 192 của Hội đồng nhân dân tỉnh, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao của Thanh Hóa đạt trên 43.800 ha (tăng trên 33.350 ha so năm 2018). Tính riêng giai đoạn từ 2021 - nay, tổng diện tích tích tụ đạt trên 17.140 ha,vượt trên 53% so với Kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

Thanh Hóa khuyến khích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao - Ảnh 6.

Tuy nhiên, trong quá trình tích tụ đất đai ở các địa phương vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, như: Hệ thống kết cấu hạ tầng như thủy lợi, cơ sở sản xuất, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản,... chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; việc ứng dụng tiến bộ hoa học kỹ thuật và nhân rộng các mô hình sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản còn hạn chế; thiếu doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chưa cao.  Tâm lý bám đất, sợ mất đất của bà con nông dân gây khó khăn trong quá trình tích tụ, trong khi hạn mức giao đất nông nghiệp theo Luật Đất đai thấp…

Để việc tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao được triển khai đạt hiệu quả cao hơn, cùng với triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, trong thời gian tới, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục tham mưu xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả cao theo chuỗi giá trị, tạo thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Trên cơ sở đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo nhu cầu thị trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Nguồn: Chuyên mục Đưa Nghị quyết vào cuộc sống ngày 30.3.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng đất Việt 2024

Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng đất Việt 2024

11:16 , 25/12/2024

Tối ngày 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 cho Top 10, Top 100 và Top 200 thương hiệu Việt Nam tiêu biểu. Tỉnh Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp được trao giải Sao Vàng đất Việt lần này.

11 tháng năm 2024: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD

11 tháng năm 2024: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD

09:09 , 25/12/2024

Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD, tăng trên 14%, tương ứng tăng 46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước

Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước

08:08 , 25/12/2024

Vài năm trở lại đây, các mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua và biếu tặng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chuẩn bị sẵn sàng lượng lớn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới

Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới

08:04 , 25/12/2024

Tính đến đầu tháng 12 năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam mang lại giá trị hơn 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 2025: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD

Năm 2025: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD

08:04 , 25/12/2024

Năm 2024, xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 26 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2023. Hiện, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 3 về sản xuất với 1,4 tỷ đôi/năm, sau Trung Quốc và Ấn Độ; đứng thứ 2 về xuất khẩu với 1,3 tỷ đôi/năm, chỉ sau Trung Quốc.

Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn

Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn

08:00 , 25/12/2024

Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD.

Thị xã Bỉm Sơn tập trung triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị

Thị xã Bỉm Sơn tập trung triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị

16:06 , 24/12/2024

Để thực hiện mục tiêu đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp hiện đại, một trong những giải pháp thị xã đang nỗ lực thực hiện đó là triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tạo không gian và diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Giải phóng mặt bằng: Chỉ hiệu quả khi chủ động, quyết liệt

Giải phóng mặt bằng: Chỉ hiệu quả khi chủ động, quyết liệt

08:00 , 24/12/2024

Trong năm 2024, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện các dự án. Bằng những cách làm khoa học, sáng tạo, các địa phương trong tỉnh đã huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Năm 2025, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP hơn 8%

Năm 2025, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP hơn 8%

08:51 , 23/12/2024

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.

Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển bền vững

Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển bền vững

16:58 , 22/12/2024

Các doanh nghiệp khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, chính quyền các địa phương cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đã triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích, tạo cơ hội để các doanh nghiệp kết nối, hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh cùng nhau phát triển bền vững.