Thanh Hóa: những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022
Xác định xây dựng Nông thôn mới là một trong 6 chương trình trọng tâm, Thanh Hóa thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 với tinh thần quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, 2 năm 2021- 2022 , chương trình xây dựng Nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện; tạo động lực để các địa phương phấn đấu hoàn thành mục tiêu cả giai đoạn.
Thanh Hóa triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 với nhiều khó khăn, thách thức khi Bộ tiêu chí quy định mới của Chính phủ cao hơn, trong khi nguồn lực các địa phương hạn hẹp…Để tháo gỡ các khó khăn, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện và các cơ chế chính sách nhằm khơi thông nguồn lực cho xây dựng Nông thôn mới. Nhiều địa phương cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách riêng để khuyến khích xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.
Ông Lê Trọng Thụ, Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2022, các cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Thanh Hoá đã tiếp tục khơi dậy, phát huy vai trò chủ thể của người dân. Trong đó, người dân đã đóng góp tiền của, công sức để xây dựng Nông thôn mới, với tổng kinh phí đóng góp trong 2 năm 2021 - 2022 gần 2.200 tỷ đồng, chiếm 15,69% tổng nguồn lực của chương trình. Đặc biệt, phong trào hiến đất, hiến công trình của gia đình để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các thiết chế văn hóa công cộng đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong 2 năm, Nhân dân Thanh Hóa đã hiến hơn 340 nghìn m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.
Bà Lê Thị Sơn, Xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2029 tôi đã hiến cho xã 35m2 mặt đường chính rồi, xã với thôn vận động tôi lại hiến 35 m2 nữa… Đường rộng bà con đi lại thoải mái, đường đẹp bà con chúng tôi ủng hộ 100%".
Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, các địa phương luôn quan tâm phát triển các mô hình kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đây được xem là nền tảng cơ bản, xuyên suốt của chương trình Nông thôn mới. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 15.466 ha, chuyển đổi hơn 5.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Toàn tỉnh đã thu hút được thêm 2 doanh nghiệp thu mua chế biến lúa gạo, 9 doanh nghiệp thu mua chế biến rau quả.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 37,52 triệu đồng một người, tăng 0,62 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 còn 6,08%, giảm 2,14% so với năm 2021.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xác định phát triển sản xuất là mục tiêu quan trọng xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao, ngay từ đầu nhiệm kỳ, chúng tôi đã có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo mọi điều kiện khuyến khích tích tụ đất đai".
Trong 2 năm 2021 - 2022, Thanh Hóa đã huy động gần 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Công tác bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sang – xanh - sạch - đẹp tiếp tục được các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở nhiều địa phương được nâng lên và dần đi vào nề nếp. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã gìn giữ, cải tạo, phục dựng không gian làng quê truyền thống với " cây đa, giếng nước", một số địa phương xây dựng cảnh quan nông thôn mới theo hướng hiện đại, "đường có hoa, nhà có số, phố có tên", từ đó tạo nên những làng quê trù phú, tươi đẹp.
Bà Bùi Thị Xuân, Xã Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trước đây đường sá đi lại khó khăn, phải cõng cháu đi học. Bây giờ Nông thôn mới có đường rộng, đẹp chúng tôi đi lại thuận tiện, kinh tế bà con phát triển hơn nên vui lắm".
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa
Với những cách làm phù hợp, hiệu quả, trong 2 năm 2021- 2022 và quý 1 năm 2023, Thanh Hóa đã có thêm 4 đơn vị cấp huyện, 35 xã và 148 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; 53 xã đạt Nông thôn mới nâng cao; 11 xã và 254 thôn, bản đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu; 223 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bình quân chung toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí nông thôn mới/ xã. Nềm tin và sự kỳ vọng đối với sự thành công của Chương trình xây dựng Nông thôn mới sẽ là nền tảng, động lực để Thanh Hóa hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn tiếp xúc cử tri thị xã Nghi Sơn
Chuẩn bị cho kỳ họp thường lệ HĐND tỉnh cuối năm, sáng 13/11, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh, gồm các ông bà: Nguyễn Văn Thành, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Hợp Lực; Vũ Thị Huyền, Kế toán Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Thiết bị điện Duy Phát Lợi (thị xã Nghi Sơn) đã có buổi tiếp xúc cử tri thị xã Nghi Sơn.
Quốc hội thảo luận tại tổ, cho ý kiến về lĩnh vực giao thông
Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh làm việc với huyện Đông Sơn
Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Sơn về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và công tác chuẩn bị sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các Ban của Tỉnh ủy, một số ngành cấp tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh
Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành cấp tỉnh.
Chính phủ trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
(Chinhphu.vn) – Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, sáng 13/11, Quốc hội đã nghe Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Cầu THTT Kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc: Lời tri ân gửi tới những thế hệ trước
Cầu truyền hình chính luận nghệ thuật kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc “Tình sâu nghĩa nặng” hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Giám sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại huyện Ngọc Lặc
Ngày 12/11, Đoàn kiểm tra, giám sát Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tỉnh đã có buổi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại huyện Ngọc Lặc.
Hội nghị tuyên truyền phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện Quảng Xương
Ngày 12/11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an phối hợp với Công an huyện Quảng Xương tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng, chống ma túy cho quần chúng Nhân dân.
Ban chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh làm việc với huyện Lang Chánh
Ngày 12/11, đoàn công tác số 1, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Tám - Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa làm trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Lang về triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời chất vấn về lời giải cho bài toán kinh tế báo chí
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào đối với báo chí truyền thống…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.