Thanh Hoá nỗ lực khắc phục thiếu giáo viên trước thềm năm học 2024 - 2025
Những năm qua, ở Thanh Hoá, tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở tất cả các bậc học. Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo, cùng với các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo công tác giảng dạy ở các nhà trường.
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Yến, thị xã Nghi Sơn có 720 học sinh và 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 25 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Hiện, nhà trường thiếu 10 giáo viên ở cả hai bậc học.
Thiếu giáo viên là thực trạng chung của hầu hết trường học trên địa bàn thị xã Nghi Sơn. Chuẩn bị bước vào năm học mới 2024 - 2025, các nhà trường đang thực hiện nhiều giải pháp trước mắt nhằm khắc phục tình trạng này.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Hải Yến, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Văn Thắng, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Hải Yến, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Giải pháp trước tiên của chúng tôi là dồn lớp và động viên chia sẻ với đội ngũ giáo viên để tăng giờ, tăng tiết".
Bà Lê Thị Tuyết, Hiệu trưởng trường THCS Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Nhà trường vẫn tổ chức dạy học 2 ca/ngày để đảm bảo học sinh vẫn được học tất cả các bộ môn".
Hiện nay, thị xã Nghi Sơn thiếu khoảng 1000 vị trí việc làm trong ngành giáo dục, trong đó, riêng giáo viên thiếu gần 800 người. Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra trầm trọng nhất ở bậc THCS, khi trung bình, mỗi trường thiếu khoảng 8 giáo viên. Để khắc phục tình trạng này, ở thời điểm hiện tại, thị xã Nghi Sơn đang tổ chức tuyển dụng 181 giáo viên, và sau đó sẽ tiếp tục xét 241 chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên.


Ông Nguyễn Kim Ưng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Kim Ưng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Trong lúc chờ tuyển dụng, chúng tôi áp dụng nhiều giải pháp tình thế, trước mặt nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, như dồn lớp, tăng tiết dạy".
Tính đến hết tháng 5 năm 2024, tổng số biên chế sự nghiệp giáo dục và lao động hợp đồng làm giáo viên của tỉnh Thanh Hoá là gần 52 nghìn người, thiếu trên 6.300 người so với tỉnh giao và thiếu tới trên 16 nghìn người so với định mức tối đa, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (là trên 68 nghìn người). Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng này, như tổ chức tuyển biên chế giáo viên, hợp đồng lao động làm giáo viên, tổ chức dạy liên cấp, liên trường, dồn lớp, ghép lớp, vận động giáo viên dạy tăng tiết, tăng giờ…

Hiện nay, Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố đang khẩn trương tổ chức tuyển dụng giáo viên, nhân viên hành chính và xét hợp đồng lao động làm giáo viên theo Nghị định số 111 ngày 30/12/2022 của Chính phủ, qua đó, bổ sung cho số biên chế và lao động hợp đồng còn thiếu, chuẩn bị điều kiện tốt nhất về nguồn nhân lực cho năm học mới 2024 - 2025.

500 sinh viên trường Đại học Hồng Đức được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi
Sáng 14/7, trường Đại học Hồng Đức tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học năm 2025. Theo đó, năm học 2025, trường Đại học Hồng Đức có gần 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư; trong đó có 500 sinh viên được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi.

Đăng ký nguyện vọng từ ngày 16/7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 8h ngày 16/7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây cũng là thời điểm đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.