Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao
Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.
Năm 2021, miến gạo Thăng Long là sản phẩm đầu tiên của huyện Nông Cống được công nhận OCOP 3 sao. Sau khi đạt chuẩn, Hợp tác xã tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua thêm máy móc để nâng cao sản lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay, hợp tác xã đang đấu mối với các đơn vị liên quan xin cấp quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hoàn thành tiêu chuẩn OCOP 4 sao trong năm 2024. Đây cũng là một trong những tiêu chí để xã Thăng Long phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao.
Ông Trương Hữu Hoa, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã hoàn thiện hồ sơ, quy hoạch vùng nguyên liệu tới đấy mở rộng 400 ha vùng nguyên liệu để đáp ứng nguyên liệu sản xuất. Chú trọng chất liệu, tìm ra các giống mới".
Để đạt OCOP 4 sao, các sản phẩm phải đạt các tiêu chí cơ bản như: Sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; năng lực về sản xuất; chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thị… Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, của địa phương, các chủ thể sản xuất đã chủ động đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nhằm phát triển thị trường...
Ngoài ra, theo quy định mới bổ sung, các sản phẩm OCOP 4 sao phải được chứng nhận sở hữu trí tuệ, có liên kết vùng nguyên liệu, năng lực mở rộng thị trường, sản phẩm phải nổi trội và đặc sắc... Đây được xem là những tiêu chuẩn khó đối với các chủ thể sản xuất.
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để khắc phục những nhược điểm, đạt mục tiêu 4 sao đề ra, Văn phòng điều phối đã xác định các mục tiêu như sau: tăng cường công tác tập huấn; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm; phối hợp với các địa phương; lựa chọn những sản phẩm tiềm năng 3 sao; hướng dẫn các chủ thể nâng cấp dây chuyền sản xuất, nhà máy, mở rộng vùng nguyên liệu, kết nối thị trường".
Việc đạt chuẩn OCOP 4 sao sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị kinh tế. Qua đó, góp phần cùng các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.