Thanh Hóa phấn đấu hết năm 2024 có 40% doanh nghiệp có phát sinh thuế chuyển đổi số
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi số. Các doanh nghiệp cũng nỗ lực ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển, đổi mới sáng tạo.
Tại công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại TND, thành phố Thanh Hóa, hàng ngày, bộ phận maketing đều lên kịch bản thực hiện các đoạn clip ngắn về những dịch vụ, sản phẩm để đăng tải trên các nền tảng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo, Website và các trang thương mại điện tử. Mỗi lượt đăng tải đã nhận được hàng trăm lượt xem, bình luận và đặt dịch vụ của khách hàng.
Gần đây, doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm Ucall sử dụng công nghệ AI tự động gọi điện và chăm sóc khách hàng; phần mềm Chat GPT tự động trao đổi thông tin; dùng định vị GPS giám sát công việc của nhân viên.
Anh Lê Ngọc Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại TND, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi áp dụng chuyển đổi số, thay vì ghi chép hàng hàng sổ sách, mình làm hoàn toàn trên máy tính, điện thoại, việc quản trị nhân lực, quán xuyến, nắm bắt tình hình tài chính, lợi nhuận, doanh thu hàng ngày theo thời gian thực, khách hàng chúng tôi từ nhiều tỉnh thành đã tìm về Thanh Hóa".
Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo và đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Đến tháng 6/2024, toàn tỉnh đã có 30% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế chuyển đổi số, tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình chuyển đổi số, nền tảng số, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh.
Anh Chu Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Đức Hiền Adv & Print, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trước khi đầu tư mua app hoặc phần mềm công nghệ còn lưỡng lự đầu tư một khoản tiền, nhưng sau mấy năm tác dụng của công nghệ rất rõ ràng, quan trọng là dám đầu tư ở mức độ nào. Chúng tôi khi thay đổi công nghệ thì mọi người đến với mình, chất lượng được nâng lên, hiệu quả cao".
Để đạt được mục tiêu hết năm 2024 có 40% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế chuyển đổi số, cùng với các giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ, tỉnh Thanh Hóa sẽ chú trọng thúc đẩy hoạt động số hóa các ngành kinh tế như xây dựng, hoạt động của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về những lợi ích của việc chuyển đổi số mang lại, chủ động nắm bắt công nghệ, các cơ hội nhằm hướng đến sản xuất kinh doanh thông minh, hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.