Thanh Hóa phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới
Là tỉnh đất rộng, người đông, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, nhiều làng nghề truyền thống đang được lưu giữ và cảnh sắc thiên nhiên nông thôn tươi đẹp trải dài từ miền biển, đồng bằng cho đến miền núi, Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn. Do đó, vài năm trở lại đây, loại hình du lịch nông thôn đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư, phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới và dần khẳng định được vị thế trong cơ cấu ngành du lịch của tỉnh.
Huyện Bá Thước xác định vai trò của ngành du lịch là thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa - xã hội, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Từ đó, huyện đã phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện các nội dung, chương trình nhằm mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, tập trung làm tốt công tác quy hoạch về du lịch; lồng ghép chương trình ưu tiên nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới theo hướng đầu tư cho du lịch cộng đồng, sinh thái. Từ chương trình phát triển du lịch, tiến độ hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được đẩy nhanh hơn.

Ông Mai Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện đang tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới để kêu gọi du khách vào phát triển du lịch. Khi có khách phát triển được du lịch góp phần tăng thu nhập cho người dân, để quay trở lại xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi xác định sản phẩm du lịch là sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới".

Thanh Hóa là địa phương có nhiều hồ, thác, sông suối cùng giá trị văn hóa, lịch sử phong phú, đặc sắc là điều kiện lí tưởng để phát triển du lịch nông thôn. Do đó, những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã quan tâm lồng ghép phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Dựa trên điều kiện thực tế, mỗi địa phương lựa chọn loại hình du lịch khác nhau, như: du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các huyện đã lồng ghép các chương trình, dự án, dành nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch.

Ông Nguyễn Hữu Tuất, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hữu Tuất, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện đã tranh thủ các nguồn lực cấp trên cùng với nguồn lực huyện để đầu tư xây dựng các công trình du lịch trọng điểm ở một số đơn vị, kết hợp với các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, để tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến tham quan. Chúng tôi cũng tăng cường kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn".
Thực tế cho thấy, chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ tích cực cho phát triển du lịch qua việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm vệ sinh môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống… Ngược lại, du lịch góp phần xây dựng nông thôn mới thông qua tạo sinh kế, việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, miền núi, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Do vậy, tháng 4/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025.

Từ hiệu quả bước đầu của chương trình phát triển du lịch nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khuyến khích người dân tham gia các mô hình kinh doanh, du lịch phù hợp. Qua đó, có thêm việc làm, thu nhập và tích cực hưởng ứng chương trình, hướng tới xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh.

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.