Thanh Hóa quan tâm phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, trong những năm gần đây, việc đầu tư cho phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm.
Thanh Hoá hiện có gần 40 doanh nghiệp Khoa học và công nghệ, đứng top đầu cả nước về số lượng, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Khoa học và công nghệ, Thanh Hóa đã ban hành các cơ chế, chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền thuê đất, cho vay tín dụng ưu đãi... hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ.
Thanh Hoá đang thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, tập trung các giải pháp khơi thông nguồn vốn phát triển khoa học và công nghệ, tổ chức sàn giao dịch công nghệ - thiết bị của tỉnh nhằm hỗ trợ, trao đổi thông tin, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ hình thành và phát triển được 60 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Mục tiêu của Thanh Hóa là đến hết năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% trở lên trong GRDP của tỉnh. Hiện nay, tỷ trọng đóng góp kinh tế số trong tổng quy mô nền kinh tế của tỉnh đạt 10,74%.

Sản xuất hữu cơ - hướng đi bền vững cho ngành Nông nghiệp
Khi nhận thấy xu hướng phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường là hướng đi bền vững, nhiều Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt chuyển đổi mô hình sản xuất để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và giá trị của sản phẩm.

Thương mại điện tử thúc đẩy tăng trưởng thị trường bán buôn, bán lẻ
Mua hàng online, thanh toán online, kinh doanh các mặt hàng trên các ứng dụng trực tuyến, sàn thương mại điện tử... dần trở thành thói quen và xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các đơn vị bán buôn, bán lẻ.

Thúc đẩy phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại các đơn vị thủy nông
Trong những năm qua, các đơn vị thủy nông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức lao động. Qua đó, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn tăng độ an toàn hơn cho người lao động, nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, các hệ thống thủy lợi và làm lợi hàng tỷ đồng cho các đơn vị.

Hai nhà khoa học nữ được trao giải thưởng Kovalevskaia 2024
Phó giáo sư Nguyễn Minh Tân và Phó Giáo sự Đặng Thị Mỹ Dung vừa được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đề án Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định giải thể Ban chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa", giao việc triển khai, thực hiện cho Bộ Khoa học - Công nghệ.

Mobifone dẫn đầu chất lượng mạng di động 5G trong tháng 2/2025
Ghi nhận tốc độ mạng băng rộng di động của các nhà mạng trong tháng 2/2025, nhà mạng MobiFone, dù chưa chính thức công bố thương mại hóa dịch vụ di động 5G, nhưng lại đang dẫn đầu về chất lượng mạng di động thế hệ thứ năm này.

Triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 42 ngày 10/3/2025, về việc triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Kích hoạt định danh điện tử mức 2 để khai thác tối đa ứng dụng VneID
VneID là ứng dụng định danh điện tử trên thiết bị di động do Bộ Công an phát triển nhằm thay thế cho giấy tờ tùy thân dạng vật lý của công dân. Để khai thác tối đa các tính năng của ứng dụng này, người dân cần kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở mức 2 - mức cao nhất.

Rủi ro từ những ứng dụng sử dụng công nghệ AI, deepfake
Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và deepfake, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, tạo video ngày càng phổ biến và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, việc người dùng cung cấp ảnh gốc cho các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để nhận về các hình ảnh đã qua xử lý, có thể phát sinh nhiều rủi ro nhất định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.