Thanh Hóa tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu quan điểm, mục tiêu sẽ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo đó, một trong những nhiệm vụ và giải pháp mà tỉnh đặt ra là đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo việc làm. Đây là một quyết sách chiến lược để phát triển du lịch, bởi nguồn nhân lực chính là yếu tố sống còn của nền kinh tế du lịch.
Những năm gần đây, Thanh Hóa đã và đang tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở chú trọng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động du lịch. Qua đó từng bước chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực du lịch, xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch. Việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 40.600 lao động du lịch trực tiếp. Số lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 32.300 người. Trong đó, lao động trình độ đại học trở lên là 4.000 người, lao động trình độ cao đẳng, trung cấp là 12.900 người, lao động được đào tạo nghề, bồi dưỡng là 15.400 người. Qua hơn 2 năm diễn ra đại dịch Covid -19, du lịch là ngành chịu nhiều tổn hại nhất và lực lượng lao động cũng sụt giảm cả về lượng và chất. Tuy nhiên, sau giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh, nguồn nhân lực du lịch càng cần được tăng cường đào tạo để cung cấp ra thị trường một lực lượng lao động chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh. Cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo chính là các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS và 7 tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia theo hướng tiếp cận năng lực của các nghề trong lĩnh vực du lịch, đã được ban hành trong thời gian qua.
Trường Đại học Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch quy mô lớn, cung cấp nhân lực cho ngành Du lịch trong và ngoài tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhà trường đã chuyển đổi chương trình và nội dung đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, chú trọng kĩ năng thực tế, thực hành cho sinh viên.

Với phương châm: "Chất lượng đào tạo là lựa chọn hàng đầu và giải quyết việc làm là ưu tiên số 1", nhà trường gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để thực hiện "4 cùng" theo quy trình đào tạo khép kín, các giảng viên, học viên có 30% thời gian thực tế tại các doanh nghiệp. Vì vậy, đơn vị thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp, các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực du lịch lớn trong và ngoài tỉnh để gửi học viên đi thực tế, thực tập. Ngoài ra, hệ thống chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Du lịch được nhà trường thiết kế trên cơ sở được tích hợp đầy đủ kiến thức, kĩ năng, trình độ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của ngành Du lịch Việt Nam. Hơn 90 % số học viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, có thu nhập ổn định và được các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao. Năm 2022, nhà trường đã đào tạo và cung ứng được hơn 1.000 lao động du lịch, dự kiến 2023 sẽ tuyển dụng và đào tạo cho gần 2.700 người các loại bậc hệ.
PGS, Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Thục, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Trường trung cấp nghề du lịch Thanh Hóa cũng là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Đặc biệt, từ giai đoạn phục hồi du lịch, để bù lấp lỗ hổng nhân lực, nhà trường đã chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, chú trọng kỹ năng thực tế, thực hành cho sinh viên, với phương châm "Đào tạo 3 tại chỗ", "Đào tạo gắn với thị trường, doanh nghiệp". Nhà trường chủ động ký kết với các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo, bảo đảm 100% sinh viên trong quá trình học tập tại trường đều được tham gia thực hành tại các doanh nghiệp theo ngành học của mình.

Với sự chuyển hướng linh hoạt trong công tác đào tạo, năm 2022, đơn vị đã cung ứng cho thị trường du lịch hơn 800 lao động chất lượng, có khả năng đáp ứng ngay công việc khi ra trường. Ông Lương Văn Sinh, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề du lịch Thanh Hóa cho biết: "Doanh nghiệp và nhà trường hiện nay là cầu nối vô cùng quan trọng, nhà trường cho nền kiến thức căn bản, doanh nghiệp cho cơ sở vật chất, điều kiện thực hành làm việc theo tiêu chuẩn".
Sau khi dịch bệnh kết thúc, ngành Du lịch đã có bước phục hồi nhanh chóng. Việc từng bước tính toán, cơ cấu lại thị trường khách, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng, có kinh nghiệm được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Nhiều doanh nghiệp du lịch đã sắp xếp lại bộ máy, cố gắng giữ những nhân sự cốt cán để không mất nhiều thời gian tìm kiếm, đào tạo lại. Đây được xem là giải pháp hợp lý để thực hiện chiến lược phát triển du lịch một cách căn cơ, bền vững.

Năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tập trung đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ làm du lịch, đặc biệt là tại các khu du lịch sinh thái cộng đồng. Ngành Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức nhiều lớp như: quản lý Nhà nước về du lịch; bồi dưỡng hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch; cập nhật kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên; dạy nấu ăn cho các hộ kinh doanh lưu trú tại các huyện Quan Hoá, Thường Xuân; bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại các huyện Bá Thước, Như Xuân; Lang Chánh…
Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 1.000 cơ sở lưu trú du lịch, với khoảng 45.000 phòng; trong đó có 208 khách sạn được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao, với 16.100 phòng; 350 căn hộ, biệt thự du lịch; 192 homestay với sức chứa trên 6.000 người. Ngoài ra, hàng loạt dự án du lịch quy mô lớn sẽ được ra mắt tại Thanh Hoá trong thời gian tới, đây là cơ hội việc làm rất lớn đối với lao động chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay, do đó, rất cần sự vào cuộc tích cực của Nhà nước - nhà tuyển dụng - nhà trường, trong đó chú trọng đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Các yếu tố này phải được vận hành và chuyển động một cách hài hòa, hiệu quả. Có như vậy, nguồn nhân lực mới bảo đảm cả về lượng và chất, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Du lịch Thanh Hóa trong bối cảnh hiện nay.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.