Thanh Hoá nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX: Thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
Thưa quý vị và các bạn! Trong hơn 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020, 2025 thì có đến 2 năm, Thanh Hóa là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với sự chủ động và giải pháp linh hoạt thích ứng với diễn biến của dịch bệnh trong từng thời điểm, Thanh Hóa là một trong những tỉnh thành phố đã thực hiện khá thành công mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Dù Thanh Hóa luôn thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch, song từ tháng 4/2021, Dịch bệnh COVID-19 đã tấn công vào các bệnh viện, khu công nghiệp, khu dân cư cao. Số ca nhiễm COVID-19 tăng rất nhanh trong thời gian ngắn. Do sự lây lan mạnh của dịch, tháng 8/2021, tỉnh đã phải chuyển trạng thái, từ phòng dịch sang chống dịch. Hàng loạt giải pháp phong toả, cách ly, giãn cách xã hội, giám sát, phân tầng điều trị đã được Thanh Hóa triển khai kịp thời, phù hợp ở từng giai đoạn. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 tạo lá chắn phòng dịch được Thanh Hóa ráo riết thực hiện với tỷ lệ tiêm vắc xin thuộc tốp đầu cả nước.

Việc bảo vệ khu vực sản xuất được quan tâm đặc biệt. Trong đó, công nhân, người lao động là một trong các đối tượng được ưu tiên tiêm phòng. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức công đoàn sát cánh với từng doanh nghiệp, hỗ trợ vật tư phòng chống dịch, áp dụng các biện pháp giám sát, phòng dịch để đảm bảo an toàn cho khu vực sản xuất với mục tiêu, hạn chế thấp nhất số doanh nghiệp phải dừng hoạt động do dịch bệnh.
Ông Cao Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH TM&DV Sơn Lâm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi vận dụng linh hoạt. Để duy trì sản xuất, chúng tôi sắp xếp F0 nghỉ, nhưng F1 thì vẫn đi làm. Các nguyên, vật liệu nào có thể mua dự trữ để sản xuất, đề phòng giá cả tăng để duy trì sản xuất"
Nhờ sự chủ động trong việc xây dựng các phương án, kịch bản, linh hoạt trong ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh Thanh Hóa có số ca mắc COVID-19 trên tổng dân số và tử vong do COVID-19 thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, chỉ khoảng gần 10% doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa phải tạm dừng sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, trong năm 2021, năm chịu tác động mạnh, toàn diện của đại dịch COVID-19, Thanh Hóa vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) 8,85%, đứng thứ 05 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ông Đới Sỹ Nam Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Ông Đới Sỹ Nam, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Doanh nghiệp thích ứng tốt, họ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh vượt qua thách thức. Bên cạnh đó, cũng cần phải khẳng định vai trò của lãnh đạo tỉnh và các cấp chính quyền địa phương đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, có cơ chế, chính sách rất kịp thời, phù hợp để cho doanh nghiệp có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh"
Khi đại dịch bùng phát, các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt, dịch vụ du lịch bị đóng băng. Trong bối cảnh đó, Thanh Hóa đã nhanh chóng ban hành và hướng dẫn triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn đối với các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch; thiết lập và công bố các "điểm du lịch xanh", "tuyến du lịch xanh" với mục tiêu đưa Thanh Hoá đã trở thành điểm đến an toàn.

Với tất cả sự chủ động, linh hoạt, vừa phòng chống dịch, vừa bảo vệ sản xuất, vừa chuẩn bị cho sự phát triển nền kinh tế của Thanh Hóa đã có sự thích ứng nhanh và phục hồi khá tốt sau khi dịch bệnh được khống chế. Du lịch phục hồi nhanh và mạnh ngay sau đại dịch, đưa tổng lượng khách du lịch của tỉnh giai đoạn 2021 – 2023, ước đạt 26,5 triệu lượt khách, tăng bình quân 17,8%/năm.

Năm 2022, Thanh Hoá lần đầu lọt vào top 8 tỉnh thành phố có số thu ngân sách lớn nhất cả nước. Năm 2023, quy mô GRDP của tỉnh ước đạt gần 280.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Những kết quả này sẽ tạo đà cho Thanh Hóa hoàn thành các mục tiêu phát triển đặt ra cho giai đạn 2021-2025.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.