Thanh Hoá xây dựng chính quyền điện tử
Nhằm xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; tăng cường chỉ đạo việc xử lý công việc, nhất là việc gửi, nhận văn bản trên môi trường điện tử.
Để đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, UBND xã Hoa Lộc đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức của Ủy ban xã cũng đã kết nối, sử dụng Hệ thống TD-Office phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử, giúp cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, đúng thời gian và kế hoạch.
Đến nay, tại xã Hoa Lộc, 100% văn bản đều được ký số lãnh đạo và ký số cơ quan; 100% văn bản được gửi đến cho các bộ phận chuyên môn bằng điện tử, không có tình trạng in ấn văn bản giấy. Người dân cũng có thể đăng ký hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến và nhận trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Ông Lý Bạch Chiến, Chủ tịch UBND xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với công dân đến thực hiện giao dịch hành chính nếu chưa biết thủ tục, chúng tôi đã có bộ phận chuyên môn hướng dẫn để người dân trực tiếp đăng kí trên các phần mềm."
Để xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, xây dựng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình "Một cửa liên thông hiện đại". Đồng thời, bố trí cán bộ hướng dẫn công dân, tổ chức sử dụng các phần mềm tra cứu và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến một cách thuận lợi. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa kỹ năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin.
Đến nay, 100% cán bộ, công chức ở Thanh Hóa đã thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử.
Bà Nguyễn Kim Chung, Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết, bộ phận một cửa được sắp xếp những cán bộ có năng lực, có chuyên môn, có công nghệ thông tin, nhiệt tình, trách nhiệm để hướng dẫn công dân khi đến làm thủ tục hành chính.
Ông Vũ Văn Thơm, Chủ tịch UBND xã Hà Lai, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập huấn cho cán bộ bộ phận một cửa đáp ứng nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính cho bà con Nhân dân, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, mạng lan, chữ ký số, đạt chỉ tiêu huyện giao."
Xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường điện tử giúp lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ văn thư, lưu trữ quản lý điều hành công việc, trao đổi thông tin linh hoạt, xử lý công việc hàng ngày nhanh chóng, hiệu quả, công khai, minh bạch; góp phần tạo nền tảng vững chắc để Thanh Hóa chuyển đổi số toàn diện và thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 sẽ nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng tiên phong trong công tác chuyển đổi số
Vừa qua, ông Hoàng Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng, huyện Yên Định vinh dự được tham gia buổi tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm" cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đây là một trong những điển hình trong chuyển đổi số tại địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trực tuyến
Gần đây, các thủ đoạn tinh vi như giả mạo danh tính cơ quan tư pháp hay các cơ quan Nhà nước đã trở nên phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Từ 25/12, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Theo Nghị định 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực số điện thoại mới được hoạt động. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.