Thanh Hóa - Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
Năm 2008, nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ trong xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành nghị Nghị quyết 23-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có sự cải thiện rõ rệt. Các loại hình văn học, nghệ thuật đã có những bước chuyển biến rõ nét, thể hiện tính nhân văn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, khắc họa chân thực và sinh động đời sống văn hóa ở cơ sở; khẳng định văn hóa là động lực trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Là tỉnh cực Bắc của miền Trung, Thanh Hóa không chỉ được biết đến là vùng đất phên dậu của đất nước mà còn là cái nôi của văn minh đại Đại Việt với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng. Bởi thế mà từ lâu Thanh Hóa luôn là nguồn cảm hứng bất tận, thăng hoa của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng được đông đảo công chúng đón nhận. Bên cạnh những yếu tố nội sinh cùng với đường lối về văn hóa của Đảng, Nghị quyết 23 ra đời đã kịp thời đáp ứng yêu cầu về xây dựng, đổi mới và tiếp tục phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật. Đó cũng là động lực to lớn cho hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật để văn nghệ sĩ sáng tác ra những tác phẩm chất lượng, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, làm phong phú đời sống tinh thần và xây dựng con người xứ Thanh cần cù, sáng tạo, đoàn kết vì mục tiêu, khát vọng thịnh vượng.
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 25/02/2011, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc và rõ nét sắc thái văn hóa xứ Thanh; Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 182 ngày 10/7/2019 quy định chính sách khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể dục - thể thao; giải thưởng về khoa học và công nghệ, văn học - nghệ thuật, báo chí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, quy định cụ thể về chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ có thành tích xuất sắc, về Giải thưởng Văn học nghệ thuật hằng năm và Giải thưởng Lê Thánh Tông. Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền những nội dung, mục tiêu cơ bản và các giải pháp quan trọng của Nghị quyết 23. Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên, các văn nghệ sĩ, trí thức, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, tạo bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống văn hóa nghệ thuật.
15 năm qua, sự nghiệp văn học - nghệ thuật của cả nước nói chung, văn học - nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, trực tiếp tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả chân thật, sinh động sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; đồng thời, nghiêm khắc lên án, phê phán những thói hư, tật xấu, sự thoái hóa, biến chất, tệ nạn xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Trong lĩnh vực sáng tác văn học, nghệ thuật thì dòng mạch chính vẫn là "chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc". Chủ đề tư tưởng của các tác phẩm là ca ngợi Đảng, Bác Hồ và những thành tựu đổi mới của quê hương đất nước; lịch sử, truyền thống văn hóa, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, hiện đại; nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của Nhân dân. Đã có nhiều tác phẩm tốt ở tất cả các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, triển lãm... thể hiện những đề tài lịch sử, những vấn đề thời sự, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.
Từ năm 2008 đến nay, đã có hơn 45.000 tác phẩm văn học nghệ thuật ở các thể loại được sáng tác bởi đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh Thanh Hóa, trong đó hơn 1.200 tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật đã giành được các giải thưởng tại các cuộc thi, giải thưởng từ cấp tỉnh đến toàn quốc; đặc biệt, một số tác phẩm được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Cùng với hoạt động sáng tác thường xuyên, các văn nghệ sĩ Thanh Hóa còn tích cực tham gia hưởng ứng Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 15 năm qua, đã có hơn 150 tác phẩm được xét chọn đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen và giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp tỉnh; trong đó, có một số tác phẩm xuất sắc được Ban chỉ đạo Trung ương trao giải thưởng.
Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của các tầng lớp nhân dân. Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã tích cực sáng tác, dàn dựng, biểu diễn nhiều chương trình sân khấu ca, múa, kịch tại chỗ và lưu động phục vụ đồng bào các huyện miền núi trong tỉnh. Nổi bật như: các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện chính trị cấp tỉnh, mừng Đảng, mừng Xuân, Chương trình sân khấu truyền hình.... Đặc biệt, trong thời điểm tất cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí bị đóng băng do dịch đại dịch Covid -19, các đơn vị nghệ thuật đã chủ động xây dựng kế hoạch, chuyển đổi phương thức biểu diễn từ trực tiếp sang trực tuyến trên hệ thống thông tin đại chúng, nền tảng số, có nhiều tác phẩm mới đã kịp thời tuyên truyền về phòng chống đại dịch cũng như đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân trong thời điểm giãn cách xã hội.
NSƯT Vương Huỳnh, Giám đốc Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn
Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, trong những năm qua, Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa cũng đã có nhiều đổi mới, bám sát hơi thở cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm. Tự do trong sáng tạo nghệ thuật và sự đa dạng về nội dung, phong cách sáng tác, phương thức biểu hiện được tôn trọng; dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo được khẳng định trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các vở diễn, chương trình nghệ thuật tham gia các liên hoan, hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc mang đậm sắc thái xứ Thanh đều đoạt các giải thưởng cao.
15 năm qua, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đoạt 52 huy chương vàng, 117 huy chương bạc, 04 huy chương đồng, 09 giải xuất sắc cho các vở diễn, chương trình và diễn viên. Hoạt động sân khấu của tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu được hưởng thụ, giao lưu, học tập, sáng tạo văn hóa và giải trí lành mạnh của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.
NSND Hàn Văn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa
Công tác nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật của tỉnh đã góp phần làm rõ những vấn đề bản chất của văn học, nghệ thuật. Mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật được thể hiện khoa học và sâu sắc hơn, tính chủ thể của văn nghệ sĩ được coi trọng, phạm vi đời sống phản ánh vào văn học, nghệ thuật được mở rộng. Qua đó, kịp thời phát hiện, giới thiệu đến công chúng nhiều tác giả, tác phẩm văn nghệ; phát hiện sớm những cái hay, cái đẹp về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật; định hướng thị hiếu thẩm mỹ của công chúng trong thưởng thức nghệ thuật, tạo diễn đàn giữa nhà văn với công chúng; khích lệ những tìm tòi, sáng tạo và củng cố niềm tin, dũng khí đổi mới ở người sáng tác văn học - nghệ thuật.
Công tác phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng tài năng văn học nghệ thuật và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ được các cấp, các ngành quan tâm bằng nhiều hình thức, trong đó có hoạt động của các nhà văn hóa thiếu nhi, qua các hội thi, hội diễn nghệ thuatạ quần chúng; thường xuyên chỉ đạo Hội văn học nghệ thuật chú trọng phát hiện, đào tạo, kết nạp hội viên trẻ, người dân tộc thiểu số,.... Đồng thời, duy trì tổ chức các lớp bồi dưỡng, trại sáng tác, các chuyến tham quan thực tế giúp các văn nghệ sĩ bám sát hơi thở cuộc sống, tìm kiếm đề tài và nâng cao kỹ năng sáng tác.
Hoạt động sáng tác âm nhạc đạt nhiều kết quả tích cực. Đội ngũ nhạc sĩ tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong sáng tác hàng trăm tác phẩm nhằm ca ngợi thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước và giữ gìn sắc thái văn hóa xứ Thanh; tổ chức sôi nổi các hoạt động quảng bá để đưa âm nhạc đến gần với công chúng.
Các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và Triển lãm luôn được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện mọi mặt để phát triển. Hội Văn học nghệ thuật đã phối hợp với Chi hội chuyên ngành Trung ương, các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến khích nghệ sĩ tích cực sáng tạo, đạt nhiều thành tích nổi bật, như: cuộc thi ảnh "Về miền di tích danh thắng xứ Thanh", "Vì bình yên cuộc sống", "Xây dựng Nông thôn mới",...; tổ chức triển lãm ảnh, tác phẩm hội họa thường xuyên vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh và tích cực tham gia các cuộc thi, triển lãm của Trung ương tổ chức. 15 năm qua, đã có hơn 40 cuộc triển lãm được tổ chức, thu hút tổng cộng khoảng 5.000 lượt tác phẩm của hội viên tham gia. Nhiều tác giả của tỉnh Thanh Hóa đã đoạt giải thưởng cao tại các liên hoan quốc tế, khu vực và quốc gia.
Những năm qua, công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nghệ thuật các dân tộc trong tỉnh cũng được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh được quan tâm sưu tầm và phát huy giá trị như: Dân ca, dân vũ, các trò chơi, trò diễn dân gian, nhất là các lễ hội và trò diễn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trò chơi dân gian của người Kinh, người Thái, Mường, Mông, Dao; một số công trình sưu tầm văn nghệ dân gian có giá trị đặc sắc đã được trao giải thưởng quốc gia. Tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm nghệ nhân dân gian ở 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có có 62 nghệ nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, 03 Nghệ nhân ưu tú được phong tặng và truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Các nghệ nhân đã tích cực thực hành, truyền dạy, tuyên truyền di sản văn hóa của các vùng miền, góp phần làm cho di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa thêm giàu bản sắc và phát huy giá trị.
Công tác quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Xứ Thanh đến bạn bè, đối tác quốc tế là trọng tâm của các hoạt động đối ngoại văn hóa của tỉnh Thanh Hóa. Hàng năm, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bộ Ngoại giao cung cấp các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền để trưng bày tại chương trình tìm hiểu về Việt Nam ở trong nước và quốc tế. Thông qua các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành, địa phương đã cung cấp các ấn phẩm báo chí, sách, tranh ảnh, video giới thiệu về vùng đất, con người, tích lịch sử, văn hóa, địa danh du lịch của tỉnh tới các đối tác, đoàn khách quốc tế.
Tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức nhiều sự kiện để giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa như: "Tuần lễ văn hóa hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn" năm 2017 và năm 2022; Hội nghị gặp gỡ Thanh Hóa - Hàn Quốc với chủ đề "Hội tụ nguồn lực, đẩy nhanh phục hồi và phát triển bền vững"; Hội nghị gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022; Chương trình khai mạc, biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 8 tại tỉnh Thanh Hóa; Triển lãm tranh về văn hóa Ấn Độ và tổ chức Chiếu phim Ấn Độ do Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam cung cấp tại tỉnh Thanh Hóa,...
Với nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, đội ngũ văn nghệ sĩ xứ Thanh đã từng bước nâng cao về số lượng, chất lượng, thể hiện rõ vai trò là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; phát huy vai trò phản biện xã hội, đã có những tác phẩm có giá trị ca ngợi, bảo vệ cái tốt, nhân văn; đồng thời, phê phán, đấu tranh với cái xấu, cái ác, nhất là những luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch lợi dụng văn học nghệ thuật để tuyên truyền gây hoang mang trong đời sống xã hội. Định hướng các giá trị thẩm mỹ, nhân văn, cổ vũ, động viên nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời là diễn đàn để phát huy dân chủ, hướng nhân dân và xã hội đến với Chân - Thiện - Mỹ, các giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc và hiện đại.
Với tài năng và nhiệt huyết sáng tạo, cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nhiều văn nghệ sỹ tỉnh Thanh đã gặt hái được những thành tựu đáng tự. Trong đó, 07 văn nghệ sỹ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 07 nghệ sĩ được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân và 41 Nghê sĩ ưu tú; nhiều giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia và cấp tỉnh.
Nhà lý luận phê bình Thy Lan, Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa
Cùng với đầu tư xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp, thời gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng.
Các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng được thành lập, duy trì hoạt động thường xuyên. Các hoạt động bảo tồn, truyền dạy các giá trị văn hóa văn nghệ truyền thống cho mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ được chú trọng. Cùng với đó, các kỳ liên hoan văn nghệ quần chúng, hội thi, hội diễn, các hoạt động giao lưu, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cũng được được tổ chức thường xuyên, đều đặn từ tỉnh đến cơ sở nhằm tạo sân chơi, cơ hội giao lưu văn hóa và phát hiện các hạt nhân văn nghệ quần xuất sắc để kịp thời bồi dưỡng.
Có thể khẳng định, kết quả thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị khóa X về xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 15 năm qua có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục giá trị chân - thiện - mĩ cho Nhân dân; bồi đắp và làm phong phú tâm hồn con người; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; góp phần ổn định tình hình xã hội, vun đắp và nhân lên niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng; tạo nền tảng và động lực để xây dựng nền văn học, nghệ thuật Thanh Hóa tiếp tục phát triển theo hướng tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu sắc thái văn hóa xứ Thanh; cổ vũ động viên toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Thanh Hóa anh hùng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực lao động, sản xuất học tập và cống hiến, tiếp tục thi đua xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước phát triển theo hướng giàu đẹp, văn minh, hiện đại vào năm 2030.
Với những giải pháp cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng sáng tác và hoạt động quảng bá, giới thiệu tác phẩm đến công chúng; phấn đấu ngày càng có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; tăng cường hoạt động sáng tác về đất và người Xứ Thanh; quán triệt, triển khai thực hiện, nghiên cứu xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù, phát triển nguồn nhân lực về văn học nghệ thuật; tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn học nghệ thuật, đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật như: nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh, hoạt động văn nghệ quần chúng…tin tưởng rằng, trong những năm tiếp theo, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị sẽ tiếp tục tạo động lực phát triển nền văn học nghệ thuật của tỉnh nhà, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và con người xứ Thanh phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, phấn đấu sớm trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Khai mạc "Tết xưa Làng cổ" Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng 18/1, tại Làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng), Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã khai mạc chương trình "Tết xưa Làng cổ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc và ý nghĩa.
Năm 2024, loại hình khách du lịch MICE đến Thanh Hoá tăng
MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) – là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ đã góp phần mang tới nguồn doanh thu và lượng khách cao cho ngành Du lịch. Theo đánh giá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, lượng khách từ du lịch MICE đã đạt tới khoảng 30% tổng lượng khách trong năm 2024.
Làng hương vào Tết
Ở huyện miền núi Như Xuân có một ngôi làng 4 mùa ngập trong sắc đỏ, nơi gói ghém lòng thành kính, dâng lên gia tiên mỗi dịp lễ, Tết.
Năm 2024, Thanh Hoá khai thác mạnh loại hình khách MiCe
MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) – là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ đã góp phần mang tới nguồn doanh thu và lượng khách cao cho ngành du lịch. Theo đánh giá Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, lượng khách từ du lịch MICE đã đạt tới khoảng 30% tổng lượng khách trong năm 2024.
Trưng bày Bảo vật quốc gia “Đường kách mệnh”
Bản gốc “Đường kách mệnh” - Bảo vật quốc gia đã được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu tới công chúng tại trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử” tại 216 Trần Quang Khải, Hà Nội. Cuốn "Đường kách mệnh" tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dùng đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam những năm 1925 - 1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Đây là một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn cách mạng.
Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025
Chiều ngày 15/1, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Bình yên chùa Cảnh Yên
Chùa Cảnh Yên nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, được xây dựng dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, trong những năm cuối thế kỷ 20 do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Nét đẹp tục gội đầu cuối năm ở bản Thái
Là cộng đồng dân cư có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở khu vực miền núi xứ Thanh, đồng bào Thái đã và đang gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình như các lễ nghi, phong tục, trang phục truyền thống, ẩm thực hay các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi, trò diễn dân gian... Và một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu, đó là tục gội đầu ngày cuối năm để cầu may mắn cho năm mới.
Việt Nam được vinh danh điểm đến du lịch lý tưởng
Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút trên bản đồ du lịch toàn cầu khi được hai tạp chí danh tiếng, National Geographic và Travel + Leisure, đưa vào danh sách những điểm đến lý tưởng cho các chuyến du lịch gia đình và tuần trăng mật năm 2025.
Nem của Việt Nam lọt danh sách đồ chiên rán ngon nhất thế giới
Chuyên trang ẩm thực thế giới - Taste Atlas vừa công bố 100 món ăn chiên rán ngon nhất thế giới. Món nem là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.