Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cảng Nghi Sơn
Trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, Cảng Nghi Sơn là cảng loại I và được quy hoạch tiềm năng thành cảng đặc biệt. Tuy nhiên, thời gian qua, cảng Nghi Sơn chưa thực sự thu hút được nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tham gia xuất nhập khẩu qua cảng. Hiện, tỉnh Thanh Hoá đang triển khai nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu tại cảng nhằm “mở đường” cho việc khai thác tối đa năng lực vận hành cảng, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương lân cận.
Năm 2022, công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật và đầu tư Ngọc Long xuất khẩu gần 2 nghìn contener tương đương 52.600 tấn hạt nhựa xuất khẩu sang Châu Á, châu Mỹ và các nước Đông Nam Á. 6 tháng năm 2023, công ty đã xuất đi gần 28.500 tấn hạt nhựa với 1075 contener hàng. Như vậy, trung bình mỗi ngày, đơn vị này xuất đi khoảng 6 contener, cao điểm có ngày 20 contener hàng được chuyển ra cảng. Điều đáng nói, dù cách cảng Nghi Sơn chưa đầy 10km nhưng có đến 99% lượng hàng được công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật và đầu tư Ngọc Long vận chuyển ra cảng Hải Phòng để xuất khẩu. Trong khi đó, mỗi chuyến contenr đi Hải Phòng, công ty đã mất thêm 500 nghìn chi phí cơ sở hạ tầng, chưa kể chi phí xăng dầu. Tuy nhiên, do cảng Nghi Sơn hiện tại lượng tàu lớn trên thế giới cập bến ít, chưa đáp ứng nhu cầu hàng hoá thường xuyên của đơn vị , mong muốn lớn nhất của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật và đầu tư Ngọc Long lúc này là có giải pháp hữu hiệu để thúc đấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua cảng Nghi Sơn.


Ông Lê Ngọc Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và Đầu tư Ngọc Long, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Ngọc Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và Đầu tư Ngọc Long, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các đơn vị trong cảng Nghi Sơn đều xuất khẩu lớn, chúng tôi mong là Ban Nghi Sơn sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với các hãng tàu logictic để cùng trao đổi cụ thể, tần suất các chuyến, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp".
Hiện nay, hệ thống Cảng Nghi Sơn đã được quy hoạch chi tiết gồm có 62 bến, trong đó có 10 bến container, 22 bến tổng hợp, còn lại là bến chuyên dùng, với công suất lưu chuyển hàng hóa dự kiến khoảng 75 triệu tấn/năm. Ngoài ra, còn có các khu vực phát triển kho xăng dầu, khu dịch vụ cảng, khu vực logistics... Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng Nghi Sơn đạt 9.083 triệu USD, tăng 161% so với năm 2021; số thu ngân sách nhà nước qua cảng Nghi Sơn đạt hơn 17.600 tỷ đồng. 6 tháng năm 2023, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 4.018,5,3 triệu USD, trong đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container là: 1,290 triệu USD. Tuy nhiên, con số này chỉ đạt 86,1% kế hoạch đề ra và chưa tương xứng với tiềm năng của Cảng. Để tiếp tục tạo sức hút đối với các hãng tàu, đơn vị logistics và doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn, tạo đột phá trong hoạt động xuất nhập khẩu qua hệ thống Cảng Nghi Sơn, ngày 13/7/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 248 về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn. Theo đó, tăng mức hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế qua Cảng Nghi Sơn lên 500 triệu đồng/chuyến (tăng 300 triệu đồng/chuyến so với chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 166). Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải nội địa bằng container 300 triệu đồng/chuyến. Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn cũng được hỗ trợ 2 triệu đồng/container 20 feet và 3 triệu đồng/container 40 feet khi mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa; hỗ trợ 700.000 đồng/container 20 feet và 1 triệu đồng/container 40 feet khi doanh nghiệp không mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa. Thời gian thực hiện chính sách đến hết ngày 31/12/2026. Chính sách hết sức ưu đãi, nhưng phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá tại cảng Nghi Sơn đi các nước trên thế giới.


Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chính sách của tỉnh rất tốt, tuy nhiên hàng của mình chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ, tàu này ít cập cảng Nghi Sơn nên không đảm bảo được đơn hàng cho đối tác, trong khi đó giá lại khá cao nên vẫn phải đi từ cảng Hải Phòng. Chúng tôi đề xuất tỉnh nên có giải pháp, thu hút được nhiều tàu lớn và giá cước cũng giảm xuống bên cạnh chính sách hỗ trợ của tỉnh".
Chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, năm 2023, Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn đã kêu gọi các đơn vị vận tải biển tham gia xuất nhập khẩu tại cảng Nghi Sơn. Tính đến thời điểm này, đã có 2 đơn vị vận tải biển là CMA-CGM và VIMC mở tuyến container qua Cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Lê Trọng Thức, Công ty TNHH Lê Hoàng Minh – tỉnh Bình Dương
Lê Trọng Thức, Công ty TNHH Lê Hoàng Minh – tỉnh Bình Dương chia sẻ: "Việc xuất khẩu được hàng hoá qua cảng Nghi Sơn tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho doanh nghiệp, tiết giảm chi phí và thời gian, từ đó cạnh tranh với nhiều đối tác trên thế giới. Cộng với chính sách hỗ trợ của tỉnh Thanh Hoá thực sự chúng tôi rất phấn khởi".
Được biết, trong tháng 7 này, UBND tỉnh Thanh Hoá, Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các đơn vị logictich để bàn thêm những giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu tại Cảng Nghi Sơn. Điều đó để thấy rằng, tỉnh Thanh Hóa cũng đang rất sự nỗ lực trong việc kêu gọi và thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các hãng tàu, đơn vị logictics và các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ vận tải và vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn.

Xuất khẩu đến giữa tháng 3 tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ trước
Từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3%, tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD.

Thêm ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số kỳ hạn ngắn.

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.