Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Lãi suất vay cao, khó tiếp cận nguồn vốn, thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm, hàng tồn kho nhiều, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng... có vô vàn khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, ngoài sự nỗ lực, chủ động vượt khó, các doanh nghiệp rất cần những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, từng bước phục hồi, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng cả từ bên ngoài và bên trong nền kinh tế, đã và đang tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Có thể thấy, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đều gặp khó, từ công nghiệp, xuất khẩu, dịch vụ thương mại, thị trường bất động sản...Đứng trước bài toán sống còn, giải pháp phổ biến trước mắt mà các doanh nghiệp thực hiện là cắt giảm nhân công, cắt giảm chi phí, tìm kiếm các đơn hàng nhỏ lẻ để duy trì sản xuất và giữ chân người lao động,…chờ cơ hội khi thị trường phục hồi trở lại.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hóa có 285 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 26% và 239 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 59% so với cùng kỳ. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và doanh nghiệp giải thể, thông báo giải thể đều có xu hướng tăng mạnh, với trên 500 doanh nghiệp. Điều này cho thấy, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao.
Ông Đỗ Đình Hiệu - Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa cho rằng: đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận vốn và các nguồn lực khác gặp rất nhiều rào cản, trong khi khó khăn hiện giờ của nhiều doanh nghiệp đang được tính bằng ngày, không phải bằng tháng hay quý, cho nên nếu các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn không kịp thời, thiết thực, doanh nghiệp sẽ phải tự xoay sở trên các nguồn lực sẵn có, thì tình trạng bị đào thải sẽ rất nặng nề, không ít doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động, rời bỏ thị trường.
Ông Cao Tiến Đoan - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Trong lúc này, các giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời, hiệu quả sẽ hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp vực dậy. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh chỉ là hỗ trợ. Trên thực tế, thời điểm này, các doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn để tìm cơ hội thích ứng với bối cảnh mới, từng bước vượt qua thách thức trong điều kiện nền kinh tế được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh.
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.