Tháo gỡ khó khăn về tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp
Tính đến tháng 9/2022, Thanh Hóa đã tích tụ được hơn 40.400 ha đất nông nghiệp. Con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 245.000 ha của tỉnh. Nguyên nhân là do trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn cần phải được tháo gỡ .
Khó khăn lớn nhất hiện nay trong tích tụ đất đai là nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân phải tự thỏa thuận với quá nhiều hộ dân để có diện tích đất mong muốn. Trong khi đó, một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý muốn giữ đất, không muốn chuyển nhượng hoặc cho thuê dù không sản xuất. Nhiều người không muốn cho thuê dài hạn, mà chỉ cho thuê thời gian ngắn từ 5 năm trở lại.
Mặt khác việc tích tụ ruộng đất còn bị hạn chế bởi quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp. Theo Nghị định 43 của Chính phủ, tùy theo vùng hạn mức mà hộ gia đình hay cá nhân được quyền sử dụng để sản xuất là: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi thủy sản không quá 30 ha; đất trồng cây lâu năm và đất trồng rừng không quá 100 - 300 ha.
Ngoài các khó khăn trên, trong tích tụ ruộng đất còn phát sinh nhiều vấn đề như hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Ông Vũ Quang Trung, Phó chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo Sở báo cáo với Ủy ban Nhân dân tỉnh cho tiến hành sơ kết chương trình tích tụ đất đai 3 năm, qua đó thì sẽ đề xuất các giải pháp, ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp hơn, đặc biệt là việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, điều chỉnh chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tích tụ đất đai phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh".
Quá trình sản xuất và đời sống luôn nảy sinh những vấn đề mới. Không thể có những chính sách, hay quy định hoàn hảo, điều chỉnh mọi vấn đề đặt ra. Song với thực tiễn phong phú và quyết tâm chính trị cao, với sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp và người nông dân, những khó khăn vướng mắc trong tích tụ đất đai ở Thanh Hóa sẽ từng bước được tháo gỡ. Từ đó, thúc đẩy phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị; phát triển nông nền nông nghiệp hiệu quả cao, nông dân giàu có, nông thôn văn minh và hiện đại.
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.