Tháo gỡ khó khăn về vật liệu xây dựng
Thực hiện phương châm luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị khẩn trương rà soát, nắm bắt tình hình và kịp thời tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, biến động về giá, nguồn cung vật liệu xây dựng trên địa bàn. Các doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng các giải pháp được triển khai sẽ là động lực quan trọng để doanh nghiệp vượt khó, phục hồi hoạt động.
Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Triệu Sơn đang làm chủ đầu tư triển khai thực hiện 15 dự án đầu tư công, trong đó có tới 12 dự án theo hình thức đấu thầu xây dựng trọn gói. Theo lãnh đạo Ban, do biến động về giá vật liệu, nên hầu hết các gói thầu bị đội vốn lên 15 – 20% so với dự toán ban đầu; cộng với việc thiếu hụt nguồn cung một số vật liệu, khiến các dự án chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Ban đã tích cực nắm bắt tình hình để kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Triệu Sơn cũng cho biết: "Ban đã đề xuất lên cấp trên về việc xin phép báo cáo Bộ Xây dựng, Chính phủ cho phép điều chỉnh giá hợp đồng với gói thầu thi công trọn gói và đơn giá cố định, ngoài ra bổ sung thêm mỏ vật liệu đất đắp và chúng tôi sẽ kịp thời giải ngân vốn cho nhà thầu thi công đảm bảo cho tiến độ đề ra".

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, từ đầu tháng 4 đến nay, Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá tình hình cung ứng, giá cả vật liệu xây dựng tại các dự án đang triển khai. Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, hiện nay Sở Tài chính đã tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung một số loại vật liệu xây dựng như đất, cát, đá là hàng hoá đặc thù, phải thực hiện kê khai giá theo quy định của luật giá. Khi đó, các chủ mỏ phải kê khai, cung cấp giá bán tại mỏ, làm cơ sở để liên Sở Xây dựng - Tài chính công bố giá vật liệu xây dựng sát thực tế.
Tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đỗ Minh Tuấn cũng đã cam kết sớm triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung và giá cả vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
Thực tế từ năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá liên tục phải đối diện với những khó khăn do dịch bệnh Covid - 19; tác động của tăng giá nguyên, nhiên vật liệu và sự thiếu hụt nguồn cung. Trong lúc này, những cam kết đồng hành của tỉnh trong việc tháo gỡ các "điểm nghẽn" về vật liệu xây dựng sẽ là động lực giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức, từng bước phục hồi và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.