Thêm cơ hội phát triển cho cây dược liệu
Những năm gần đây, cùng với việc đầu tư phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng mở rộng vùng sản xuất cây dược liệu. Nhờ đó, tiềm năng lợi thế của vùng được phát huy, thu nhập của người dân từng bước được nâng cao.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có khoảng 5.000 ha cây dược liệu ngắn ngày, như: cà gai leo, sâm báo, ngải cứu... và khoảng 94.000 ha cây dược liệu dưới tán rừng. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng vùng dược liệu được bao tiêu sản xuất, chế biến, tiêu thụ vẫn còn thấp, chủ yếu ở diện tích cây dược liệu tập trung.

Để có thêm cơ hội phát triển cho cây dược liệu, các địa phương đang tích cực hướng dẫn các Hợp tác xã, tổ hợp tác tổ chức lại sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hóa dược trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng cây dược liệu cho nông dân.

Xuất khẩu cá tra tăng mạnh
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông lâm thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, xuất khẩu cá tra trong tháng 2 và nửa đầu tháng 3/2023 ước đạt 212 triệu USD, tăng 81,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là doanh thu cao nhất trong lịch sử xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Hậu Lộc: Chủ động các giải pháp cấp nước trước dự báo hạn hán, nhiễm mặn
Để phục vụ đủ nước tưới cho nông dân chăm sóc cây trồng trước dự báo hạn hán, xâm nhập mặn ngày một diễn biến phức tạp, các đơn vị thuỷ nông và các địa phương trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Huyện Quảng Xương kêu gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất
Đến thời điểm hiện tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá đã kêu gọi được 4 doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp với bà con nông dân. Tổng diện tích liên kết đạt hơn 800 ha.

Thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
Tính đến hết tháng 2/2023 Thanh Hóa có 924 doanh nghiệp, 749 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thanh Hóa phát triển diện tích trồng sắn
Với cấu trúc địa hình và khí hậu phù hợp cho việc phát triển cây sắn, những năm qua các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có giải pháp mở rộng diện tích trồng sắn. Đến nay, toàn tỉnh có trên 13.500 ha sắn, cho năng suất từ 18 - 20 tấn/ha, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh.

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi các đơn vị chức năng yêu cầu giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Tiềm năng phát triển chuỗi giá trị tre luồng Thanh Hóa
Thanh Hóa có diện tích rừng luồng lớn nhất cả nước với hơn 78 nghìn ha, bình quân mỗi năm cung cấp trên 1,6 triệu tấn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Để nâng cao giá trị của cây trồng chủ lực này, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng mới, thâm canh, phục tráng rừng luồng, hỗ trợ hạ tầng vùng luồng tập trung và phát triển cây luồng theo hướng bền vững (FSC). Tuy nhiên, việc phát triển bền vững chuỗi giá trị tre, luồng vẫn còn nhiều hạn chế.

Hướng dẫn quyết toán thuế và đối thoại với người nộp thuế
Sáng ngày 24/3, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị hướng dẫn quyết toán thuế năm 2022 và đối thoại với người nộp thuế quý 1/2023.

Kết nối giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Chiều 24/3, tại tỉnh Nghệ An đã diễn ra hội nghị Kết nối giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Thọ Xuân đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Trong 2 tháng đầu năm 2023, UBND huyện Thọ Xuân đã giải ngân được hơn 56% số vốn đầu tư công; được đánh giá là một trong những đơn vị có nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả để giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.