Thị trường hàng hóa dồi dào, giá ổn định
Thời điểm sau tết và mùa lễ hội, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có xu hướng tăng. Nắm bắt nhu cầu này, các nhà sản xuất, phân phối và đơn vị bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cung ứng, luân chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những ngày này, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khá dồi dào, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân.

Từ các siêu thị, chợ truyền thống đến các cửa hàng bán buôn, bán lẻ ở khu vực nông thôn cho tới thành thị, hàng hoá tiêu dùng được đưa về với số lượng nhiều, mẫu mã, chủng loại phong phú; giá cả nhìn chung ít biến động và phù hợp với thu nhập của số đông người dân.

Chị Trịnh Thị Hải, Phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Hàng hóa nhất là rau xanh rất dồi dào, các loại đầy đủ và giá cả gần như không thấy biến động nhiều so với mọi khi. Kể cả các hàng thực phẩm tươi sống khác tươi ngon, phong phú, các loại mặt hàng đầy đủ bên trung tâm hay mua sắm có các chuương trình khuyến mại, các chương trình giảm giá cho khách hàng".
Chị Nguyễn Thị Thanh, Khu đô thị Bình Minh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên để tiêu dùng thì những người tiêu dùng như chúng tôi cũng lựa chọn những cửa hàng có uy tín, chất lượng, dồi dào các loại thực phẩm rau củ quả và chúng tôi tự tin lựa chọn những cửa hàng chúng tôi tin tưởng từ trước đến nay".

Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn cho thị trường, ngành chức năng cùng với các đơn vị sản xuất, kinh doanh có lượng hàng hóa lớn và hệ thống phân phối rộng đã kết hợp triển khai các hoạt động, giải pháp nhằm hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời, chú trọng đến vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm; kết nối tiêu thụ các sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng vào hệ thống phân phối, bán lẻ.

Ông Đặng Thế Giang, Siêu thị thực phẩm sạch Minh Anh, khu đô thị Bình Minh, thành phố Thanh Hóa
Ông Đặng Thế Giang, Siêu thị thực phẩm sạch Minh Anh, khu đô thị Bình Minh, thành phố Thanh Hóa, cho biết: "Siêu thị Minh Anh chúng tôi đã phát triển 8 năm, do vậy có kinh nghiệm trong ổn định giá sau tết. Đặc biệt, chúng tôi liên kết với nhiều nhà phân phối trong và ngoài tỉnh, hàng thực phẩm ưu tiên cho hàng ocop trong tỉnh và các nơi nên được khách tin dùng. Tệp khách hàng càng tăng, lượng tiêu thụ ổn dịnh, thậm chí tăng hơn các năm trước, chất lượng đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết với nhà phân phối tiêu thụ hết, bình ổn giá do vậy sau tết 1 số mặt hàng tăng nhẹ nhưng chúng tôi vẫn không tăng do vậy lượng khách hàng trở lại bình thường".

Bà Tống Thị Hiền, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hiền Nhuần, tỉnh Thanh Hóa
Bà Tống Thị Hiền, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hiền Nhuần, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: " Về mặt hàng rau củ quả cung cấp cho siêu thị, trường học, chúng tôi chủ động sản xuất, có vùng nguyên liệu riêng của công ty. Những mặt hàng khác, như thịt gia súc gia cầm, đặc sản vùng miền chúng tôi liên kết với các đối tác mạnh trên địa bàn tỉnh, như liên kết với công ty Phú Gia, nhà máy đường và 1 số trang trại lớn trên địa bàn tỉnh để sản xuất nguồn thực phẩm. Điều quan trọng là chúng tôi tập trung chú trọng đến là giá cả ổn định cho khách hàng và độ tươi mới của sản phẩm".

Tháng 2 năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng 21% so với cùng kỳ, trong đó một số nhóm ngành có mức tăng khá như: lương thực thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình. Dự báo tháng 3/2024, hoạt động bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tiếp tục được cải thiện do sức mua và tiêu dùng tăng. Do đó, các đơn vị dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chủ động nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, chú trọng cung ứng những mặt hàng có sức mua tăng cao. Sở Công thương Thanh Hoá tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa, đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tạo điều kiện để người tiêu dùng mua sắm thuận lợi, an toàn.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.