Thị trường tiêu thụ sụt giảm, nhiều doanh nghiệp chế biến lâm sản hoạt động cầm chừng
(TTV) - Tình hình lạm phát gia tăng trên toàn cầu và ảnh hưởng xung đột chiến tranh giữa Nga và Ucraina đang khiến thị trường tiêu thụ các sản phẩm gỗ và lâm sản tại Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng sụt giảm nghiêm trọng.
Giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Từ tháng 7 trở lại đây, nhiều doanh nghiệp chế biến lâm sản tại Thanh Hóa đã phải giảm công suất, thậm chí hoạt động cầm chừng để tìm giải pháp ứng phó với những khó khăn về thị trường.

Nhiều dây chuyền sản xuất phải tạm dừng hoạt động. Lượng hàng tồn kho ngày càng tăng cao. Đây là thực trạng của các doanh nghiệp chế biến lâm sản tại Thanh Hóa hiện nay. Đại diện doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm ván ép này cho biết: hiện đơn vị chỉ sản xuất 2 ngày trong tuần để duy trì việc làm, giữ chân người lao động. Hàng trăm contaner hàng đã sản xuất cũng chưa thể xuất khẩu do phía đối tác dừng nhận hàng. Ông Phạm Đình Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Triệu Thái Sơn cũng cho biết đơn vị đang khắc phục ở duy trì sản xuất, cũng đang tìm kiếm thị trường, nhưng nói chung vẫn chậm.

Thanh Hóa hiện có 363 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản đang hoạt động. Theo thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Chế biến gỗ và lâm sản tháng 7 năm 2022 toàn tỉnh đã giảm gần 8,3% so với tháng 6. Trong tháng 7, đơn hàng của doanh nghiệp sản xuất chế biến lâm sản sụt giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Anh… Thị trường tiêu thụ trong nước cũng giảm, giá các sản phẩm gỗ giảm khoảng 30% khiến doanh thu của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh. Nhiều đơn vị chế biến lâm sản tại Thanh Hóa hiện không có đơn hàng trong các tháng cuối năm 2022, đơn hàng xuất chậm hoặc bị hủy, hàng tồn kho nhiều buộc phải tiếp tục giảm công suất sản xuất.

Ông Cao Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại Sơn Lâm cũng cho biết "các mặt hàng chững lại, đối với đơn vị chỉ sản xuất khoảng 60%, trong khó khăn chúng tôi vẫn phải tiếp tục duy trì sản xuất để đảm bảo việc làm, hướng tới chuyển sang đơn hàng nội địa để đảm bảo thu nhập cho người lao động". Còn ông Hà Văn Khâm, Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp gỗ Thanh Hoa thì cho biết "từ tháng 6, gần như đầu ra xuất khẩu không xuất được, hiện nay chúng tôi cũng chỉ mang tính chất cầm chừng, giảm công suất khoảng 50%, công ty đang nỗ lực tìm giải pháp mới, đơn hàng mới, thị trường mới, đa dạng sản phẩm, cũng hy vọng cuối năm thị trường tốt hơn".

Khảo sát của đại diện nhóm nghiên cứu các hiệp hội gỗ phối hợp với Tổ chức Forest Trends vừa công bố cho thấy: khoảng 71% doanh nghiệp chế biến lâm sản trong cả nước cho biết, tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm.

Bức tranh về thị trường rất ảm đạm. Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành các biện pháp khắc phục như: chấp nhận giảm giá bán để giữ thị trường, giảm quy mô sản xuất, chuyển đổi mặt hàng, chuyển đổi thị trường. Các doanh nghiệp cũng mong muốn cơ quan chức năng có chính sách giãn nợ, giảm lãi suất; gia hạn các khoản vay đến hạn, giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm tiền thuê đất; hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối cung cầu … giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất qua giai đoạn khó khăn này.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.