Thích điện sạch thì phải giá cao, càng nhiều càng tốn tiền
"Chúng ta phải hiểu rằng khi tỷ trọng năng lượng tái tạo càng nhiều thì giá điện càng cao là đúng", Chủ tịch Hiệp hội Điện gió, mặt trời Bình Thuận nói.
Ngóng chờ cơ chế mới cho điện gió, điện mặt trời
Sau khi biểu giá điện hỗ trợ (giá FIT) cho điện mặt trời, điện gió chấm dứt, giờ đây, nhiều nhà đầu tư đang trông ngóng chính sách mới cho các nguồn điện này. Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, bày tỏ băn khoăn cơ chế nào để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
“Theo tôi, trong tương lai cơ chế giá FIT chỉ áp dụng cho dự án có quy mô công suất nhỏ, còn dự án lớn thì Bộ Công Thương sẽ tiến hành tính toán nhu cầu từng khu vực và toàn quốc, trên cơ sở đó nhà đầu tư phát triển dự án và đàm phán trực tiêp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, ông Vy phát biểu tại Diễn đàn “Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam” do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 26/11.
![]() |
Giá FIT cho điện gió đã kết thúc vào 31/10/2021. Ảnh: L.Bằng |
Bộ Công Thương đang nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu thầu dự án năng lượng tái tạo, nhưng theo quan điểm của ông Vy, “đấu thầu rất khó”.
“Cơ chế này WorldBank và ADB đã hỗ trợ Bộ Công Thương mấy năm nay mà chưa triển khai được dự án nào. Để đấu thầu được, phải lập dự án, nghiên cứu ở cấp độ khả thi nên chi phí khá lớn. Nếu nhà đầu tư chưa được chọn thì không ai bỏ kinh phí thực hiện. Do đó, phải có cơ chế đàm phán trực tiếp giữa EVN và các nhà đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển từng thời điểm”, ông Vy đề xuất.
Cũng băn khoăn về cơ chế cho điện mặt trời, điện gió khi giá FIT đã kết thúc, ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân tư nhân, cũng cho rằng cần có hướng dẫn về chính sách giá cho nguồn điên này.
“Giá FIT không áp dụng nữa thì cơ chế giá điện như thế nào cần làm rõ để nhà đầu tư biết. Chúng ta không thể kêu gọi nhà đầu tư vào khi họ không biết bỏ tiền ra thì thu về như thế nào; mặt bằng nhà đầu tư đã đền bù xong rồi thì đấu thầu thế nào... ”, ông Huân nêu loạt vấn đề còn vướng mắc.
Nhắc đến giá FIT cho điện gió, điện mặt trời thời gian qua, bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Tổ chức sáng kiến về chuyển đổi năng lượng, đánh giá: Đây là hai công cụ chính sách đã kích hoạt thị trường. Năm 2018, tỷ lệ năng lượng tái tạo chỉ chiếm 1% (công suất lắp đặt toàn hệ thống) nhưng năm 2021 đã tăng lên 29%. Điều này đã thu hút được nguồn tài chính lớn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Việc đa dạng hóa nguồn đầu tư đạt kỳ vọng như Chính phủ đề ra, tức đa dạng hóa nguồn đầu tư.
“Cuối năm 2020 giá FIT cho điện mặt trời kết thúc, cuối tháng 10 vừa rồi giá FIT cho điện gió cũng kết thúc. Trong 2 năm rồi, Chính phủ đã có nhiều thảo luận liên quan sau giá FIT sẽ là gì... nhưng đến giờ chúng ta vẫn chưa biết cơ chế đấu thầu thực hiện thế nào”, bà Ngô Thị Tố Nhiên băn khoăn và ủng hộ việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, không dựa quá nhiều vào nguồn điện mà nhiên liệu phụ thuộc nhập khẩu.
![]() |
Nhiệt điện than đóng góp nguồn điện ổn định, độ tin cậy cao nhưng đang bị phản đối. |
Việc tăng cường nguồn điện gió, mặt trời tất yếu sẽ làm chi phí mua điện của EVN tăng, tạo áp lực lên giá điện bán cho khách hàng. Ngay các nhà đầu tư cũng nhìn nhận rõ vấn đề này.
Dù đánh giá thị trường năng lượng tái tạo ở Việt Nam không thua kém các nước phát triển, nhưng ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội điện gió, mặt trời Bình Thuận cũng chỉ ra hai khác biệt lớn của Việt Nam với các nước.
Thứ nhất là lưới truyền tải của Việt Nam vừa trải dài, vừa thiếu, chưa có kết nối trong khu vực. Đó là khác biệt lớn với các nước phát triển. Thứ hai, bình quân giá bán điện EVN đang bán là 7,5-7,8cent/kWh (hơn 1.800 đồng/số). “Giá điện này so với các nước phát triển là vô cùng thấp, chỉ bằng 1/4. Hiện giá mua năng lượng tái tạo cao hơn nhiều so với giá bán, chưa kể chi phí truyền tải và phân phối”, ông Thịnh chia sẻ.
Hậu quả hai khác biệt này, theo ông Bùi Văn Thịnh, là dẫn đến việc EVN “càng mua năng lượng tái tạo càng lỗ”. Việc đầu tư thêm đường dây sẽ gặp khó khăn, hậu quả nhãn tiền là nhiều dự án điện gió dù kịp vận hành thương mại trước 1/11/2021 nhưng lại đối mặt với việc “cắt giảm công suất khủng khiếp”, khiến các nhà đầu tư điêu đứng.
Việc phát triển năng lượng tái tạo thời gian tới, ông Bùi Văn Thịnh nghiêng về phương án tăng thêm đầu tư điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi vì “còn room khá nhiều”.
Làm thêm đường dây, thủy điện tích năng, đầu tư hệ thống lưu trữ năng lượng, nguồn điện linh hoạt,... là các giải pháp để điện gió, điện mặt trời ổn định hơn. Song ở phương án đầu tư nào thì cũng cần tính tới giá điện - một vấn đề ít được đề cập trong các tính toán phát triển điện gió, điện mặt trời.
“Giá điện có nhiều bất cập mà nhiều diễn đàn đã bàn luận. Xăng dầu, khí, than tăng giá rất nhiều, còn giá điện vài năm nay không tăng. Mỗi lần nói tăng giá điện là EVN bị đánh tơi bời. Như vậy, EVN lấy đâu ra nguồn lực để tái đầu tư, làm đường dây. Chúng ta phải hiểu rằng, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo càng nhiều thì giá điện càng cao là đúng”, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió, mặt trời Bình Thuận nói thẳng.
Lương Bằng/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.