Thọ Xuân đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là giải pháp quan trọng để gia tăng giá trị sản xuất, phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện có 42 sản phẩm OCOP.
Nắm bắt nhu cầu thị trường về sản phẩm từ cây rau má lại được chính quyền địa phương tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã cây trồng và vật nuôi xã Nam Giang đã đưa cây rau má thành sản phẩm thương mại có giá trị, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Hiện Hợp tác xã có trên 2,5 ha trồng rau má, mỗi tháng cho thu hoạch từ 20 - 22 tấn rau má tươi.

Đây là nguồn nguyên liệu để sấy lạnh và nghiền thành bột rau má. Đầu năm 2024, sản phẩm bột rau má Đồng Ngâu của Hợp tác xã đã được huyện Thọ Xuân thẩm định, công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Đây là cơ hội để Hợp tác xã tham gia nhiều hơn các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã cây trồng vật nuôi Đồng Ngâu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã cây trồng vật nuôi Đồng Ngâu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng xanh được rất nhiều người quan tâm. Do đó, chúng tôi đã tham gia các hội chợ để xúc tiến thương mại và được nhiều khách hàng phản hồi tốt về sản phẩm. Cùng với đó, chúng tôi cũng đẩy mạnh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng."
Ngoài sản phẩm rau má, năm 2024, trứng vịt Đồng Ngâu của xã Nam Giang cũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Ông Lê Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nam Giang có 2 sản phẩm OCOP. Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP, cùng với đó, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ, tập huấn, phát triển thêm sản phẩm mới. Đối với những sản phẩm OCOP được công nhận là những sản phẩm đảm bảo an toàn, đạt giá trị kinh tế cao."
Thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa chương trình phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời, phối hợp với các Sở, ngành liên quan của tỉnh, tổ chức tập huấn cho các chủ thể có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn. Huyện cũng đã ban hành và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP đạt 3 sao là 100 triệu đồng, sản phẩm 4 sao 200 triệu đồng, 5 sao là 500 triệu đồng để khuyến khích các đơn vị xây dựng sản phẩm OCOP. Cùng với đó, huyện có cơ chế hỗ trợ đối với sản phẩm đạt OCOP nâng hạng và luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm, thủy sản mở rộng, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bà Trịnh Thị Nghĩa, Cơ sở sản xuất nem Thành Nghĩa, thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Bà Trịnh Thị Nghĩa, Cơ sở sản xuất nem Thành Nghĩa, thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình xây dựng và đạt được OCOP, chúng tôi đã được chính quyền địa phương quan tâm nhiều, có cơ hội phát triển, mở rộng sản phẩm trong và ngoài tỉnh thông qua việc tham gia các hội chợ, được người dân quan tâm và đón nhận sản phẩm."
Anh Phạm Xuân Trường, Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Trường Hương, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trước đây gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Sau khi được các ngành, các cấp hướng dẫn và sản phẩm đạt được chứng nhận OCOP, gia đình đã mở rộng sản xuất, tăng sản lượng, tiêu thụ rộng hơn.

Hiện nay, huyện Thọ Xuân đã có 42 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đứng thứ 2 toàn tỉnh về sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP được xây dựng trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương không chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà còn góp phần cùng chủ thể tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Các sản phẩm sau khi được công nhận đều giúp chủ thể tăng doanh thu từ 15-20% trở lên. Huyện Thọ Xuân đặt mục tiêu hết năm 2024, toàn huyện sẽ có 45 sản phẩm đạt OCOP.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.