Thu hút doanh nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp góp phần quan trọng để chuyển đổi cơ cấu lao động, sản xuất, tạo nền tảng phát triển kinh tế nông thôn. Do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tại địa bàn, giúp giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới.
Trở về quê sau 15 năm đi làm ăn ở các tỉnh phía nam, năm 2020, chị Nguyễn Thị Quyên, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn được nhận vào làm công nhân làm mi giả tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Mạnh Hùng đóng trên địa bàn.

Được đào tạo, vững tay nghề, chị đã gắn bó với công ty 3 năm nay với mức lương 15 triệu đồng 1 tháng, lại vừa có thời gian chăm sóc con cái. Hiện nay, công ty đang duy trì công việc ổn định cho hơn 400 lao động trên địa bàn xã Dân lực.
Thực tế cho thấy, đưa doanh nghiệp về với nông thôn là "chìa khóa" để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế của nông thôn, góp phần cùng các địa phương hoàn thành 3 tiêu chí Nông thôn mới quan trọng gồm: thu nhập, việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Do vậy, trong quá trình triển khai chương trình, các địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về đất đai, nguồn lực, vốn đầu tư... nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.

Trong đó, các huyện chú trọng thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, như: may mặc, giầy da xuất khẩu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... Đến nay, toàn tỉnh có hàng trắm doanh nghiệp đang hoạt động ở khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho hàng chục ngìn lao động. . Công việc, phúc lợi đảm bảo, lại gần gia đình, vì thế, nhiều lao động xa quê đã quyết định trở về địa phương ổn định cuộc sống. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.
Đưa doanh nghiệp về nông thôn đã và đang tạo cơ hội và môi trường tốt để nông dân thích nghi với lối tư duy công nghiệp, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Qua đó, làm thay đổi diện mạo đời sống nông thôn, đồng thời, giải quyết triệt để được bài toán "ly nông không ly hương".


Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước giữ vị trí thứ hai toàn cầu về cả xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong hai năm liên tiếp 2025 và 2026.

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .

Nhu cầu vay vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng sớm bứt phá
Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phục hồi rõ rệt.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.