Thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hoá
Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay, mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản ngày càng được củng cố, phát triển toàn diện. Trên lĩnh vực kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nằm trong nhóm 3 nước có mức đầu tư trực tiếp FDI cao nhất vào Việt Nam. Tại Thanh Hóa, các dự án do doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp hoặc liên danh với các nhà đầu tư nước ngoài khác để đầu tư đang chiếm tới 86,7% tổng vốn đăng ký đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Nhiều dự án của Nhật Bản đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa 2 bên.
Với sự đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất từ phía chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa, nhiều Tập đoàn lớn của nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp, tập đoàn đến từ Nhật Bản đã lựa chọn Thanh Hóa là điểm dừng chân.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 18 dự án do nhà đầu tư Nhật Bản trực tiếp đầu tư hoặc liên danh với các nhà đầu tư nước ngoài khác để đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 12,53 tỷ USD, chiếm 86,7% tổng vốn đăng ký đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Các dự án có vốn đầu tư từ Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: Lọc hóa dầu, sản xuất xi măng, sản xuất điện, may mặc, kết cấu thép...

Tiêu biểu là Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD; dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 của Công ty TNHH điện Nghi Sơn 2 với tổng vốn đầu tư 2.793 triệu USD. Nhiều dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản có quy mô lớn, đã và đang được triển khai thành công, góp phần mang lại hiệu quả tích cực đối với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Jubok Lee - Giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Thanh Hoá
Ông Jubok Lee - Giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Thanh Hoá: "Dự án của chúng tôi có được thành công như ngày hôm nay là do có đóng góp rất lớn của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ bất chấp dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, đảm bảo để nhà máy vận hành đúng kế hoạch. Dự án của chúng tôi hoạt động trong vòng 25 năm trước khi chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam tiếp tục vận hành và trong thời gian đó, chúng tôi sẽ đóng góp nhiều cho Thanh Hoá, ngoài đóng góp cho ngân sách chúng tôi sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp cho các hoạt động xã hội ở địa phương".
Xác định hợp tác kinh tế là một trụ cột chính trong tổng thể quan hệ song phương giữa Thanh Hóa và Nhật Bản.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Bộ phận Hỗ trợ Nhật Bản tại Thanh Hóa, kiện toàn bộ máy Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Thanh Hóa nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư từ Nhật Bản tìm hiểu cơ hội và triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh tại địa phương; đồng thời mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp của Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, toàn diện và hiệu quả hơn nữa./.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.