Chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp
20/4 là ngày thương hiệu Việt Nam. Năm nay, ngày thương hiệu Việt Nam được tổ chức với khẩu hiệu “Định vị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam xanh” nhằm tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về xây dựng và phát triển thương hiệu. Tại Thanh Hoá, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, xem đây là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.
Gần 25 năm có mặt trên thị trường, cũng là từng ấy năm, Tập đoàn VAS nỗ lực, bền bỉ định vị thương hiệu VAS mang tầm Quốc gia để vươn tới các thị trường Quốc tế. Đại diện lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, thương hiệu VAS được định vị dựa trên 4 yếu tố chính đó là chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm; tập trung đầu tư công nghệ sản xuất thép hiện đại hàng đầu trên thế giới; đảm bảo yếu tố môi trường xanh, sạch trong sản xuất và đặc biệt là tôn chỉ hoạt động "vững vàng tâm thép", đặt chữ "tâm" trong sản xuất kinh doanh.
Tập đoàn VAS cũng là doanh nghiệp tiên phong, triển khai quy mô "thép xanh" hàng đầu ở Việt Nam. Năm 2022, VAS đã vinh dự đạt "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam", "Top 3 Doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam" và sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022. Các sản phẩm thép VAS đã có mặt tại nhiều thị trường quốc tế lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Guatemala, và mới đây nhất đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Ông Phan Đào Vũ, Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Tập Đoàn VAS Nghi Sơn cho biết: "Đối với VAS luôn xác định thương hiệu có vai trò quan trọng để phát sản phẩm của mình, để có thể được nhận diện trên thị trường, nhận diện bởi người tiêu dùng, và khi mà đã có giải thưởng về thương hiệu thép quốc gia của Việt Nam, đó cũng là sự công nhận khẳng định của thị trường đối với sản phẩm thép VAS."
Thương hiệu được xem là tài sản vô hình và là yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, bởi giờ đây, người tiêu dùng rất quan tâm đến hình ảnh, thương hiệu khi lựa chọn các sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà mình sử dụng. Thương hiệu doanh nghiệp càng tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
Xác định rõ điều này, nhiều doanh nghiệp Thanh Hoá đã đưa ra các chiến lược để xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong đó chú trọng đến những giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, xây dựng bộ nhận diện, logo, hình ảnh sản phẩm, truyền thông maketing; xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các giá trị đóng góp, sự sẻ chia với cộng đồng xã hội.... Đến nay, nhiều thương hiệu doanh nghiệp ở Thanh Hóa đã và đang không ngừng lớn mạnh, với các sản phẩm dịch vụ hàng hoá được người tiêu dùng đánh giá cao, được vinh danh ở nhiều giải thưởng lớn như Chất lượng quốc gia, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, cấp tỉnh.
Ông Lê Minh Ánh, Phó Giám đốc VNPT Thanh Hoá cho biết: "Xây dựng thương hiệu mạnh, có bản sắc riêng là mục đích yêu cầu của VNPT Thanh Hoá vì đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, chúng tôi khẳng định sự vượt trội về chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ cung cấp cho khách hàng, chủ động tham gia vào chiến lược chuyển chuyển đổi, và đã triển khai thành công nhiều dự án chuyển đổi số từ đó khẳng định vai trò, thương hiệu của VNPT Thanh Hoá)
Theo Bộ Công thương, năm 2022 Việt Nam có 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia. Giá trị thương hiệu Quốc gia Việt Nam hiện xếp thứ 32 trong Top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 đã xác định mục tiêu 90% doanh nghiệp trên cả nước nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh. Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu này, các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc xây dựng thương hiệu không thể chỉ thực hiện được trong thời gian ngắn mà đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược đầu tư bài bản, phù hợp với đặc thù quy mô hoạt động, sản phẩm của từng đơn vị.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.