Thu nhập cao từ mô hình nuôi chồn mốc
Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong việc tìm kiếm, tiêu thụ các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, phát triển mô hình nuôi con đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Mô hình nuôi chồn mốc của chị Nguyễn Thị Hà ở thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một ví dụ.
Năm 2015, sau khi xuất khẩu lao động trở về quê hương, tình cờ gặp lại một người bạn đang phát triển nghề nuôi chồn mốc ở phía Nam, chị Nguyễn Thị Hà đã quyết định học hỏi, tìm hiểu về con nuôi này. Đầu tư 10 con chồn mốc giống với giá khi đó đang khá cao - 20 triệu đồng 1 con, nhưng do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, một số con giống đã bị chết. Không nản lòng, từng bước học hỏi và tự rút kinh nghiệm, vừa cho sinh sản nhân đàn, vừa đầu tư mua thêm.

Từ năm 2018 đến nay chị Hà đã liên kết, mở rộng chăn nuôi chồn mốc ở các tỉnh phía Nam. Gần đây chị phát triển thêm trang trại tại thị trấn Nga Sơn với 200 con chồn mốc giống, trong đó 2/3 là chồn cái, mỗi năm cung cấp ra thị trường Thanh Hóa 700 - 800 con chồn giống.
Chuồng nuôi chồn được chị thiết kế chia theo từng ô vuông rộng khoảng 1m2, đan bằng lưới sắt. Mỗi chuồng nuôi 1 đến 2 con để chồn có không gian vận động. Theo chị Hà, chồn mốc thường ngủ ban ngày, ưa sạch sẽ, nên chuồng nuôi chồn phải được dọn vệ sinh hàng ngày, tránh ẩm thấp. Khác với các con nuôi truyền thống, chồn mốc ít bị bệnh, chủ yếu là bệnh đường tiêu hóa nên nguồn thức ăn cần đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng thú y đầy đủ. Chị Nguyễn Thị Hà cũng chia sẻ chồn mốc không có dịch bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên trong chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại, không cho ăn thức ăn kém, sẽ gây bệnh tiêu chảy cho chồn.

Thức ăn của chồn mốc chủ yếu là chuối chín, bí đỏ, cháo gạo nấu kèm các loại cá nhỏ…Chi phí thức ăn cho mỗi con chồn thương phẩm đến khi xuất bán chỉ hết khoảng 1 triệu đồng. Thông thường, chồn giống được nuôi trong 1 năm sẽ cho sinh sản. Để tăng hiệu quả sinh sản, 1 còn chồn đực sẽ được nuôi ghép với 3 con chồn cái. Mỗi năm, chồn cái sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Chồn con nuôi trong vòng 6 - 8 tháng, đạt trọng lượng 6 - 8 kg là có thể xuất bán thương phẩm. Hiện giá bán chồn mốc thương phẩm trên thị trường khá cao, từ 2,2 đến 2,4 triệu đồng/1 kg.

Để tạo nguồn cung ổn định cho thị trường, chị Nguyễn Thị Hà đã chú trọng phát triển chuỗi liên kết nuôi chồn mốc bằng việc cung ứng con giống, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi. Do vậy, nếu có nhu cầu chăn nuôi chồn mốc, bà con có thể đến trực tiếp trang trại của chị Hà học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu rõ hơn về con nuôi này.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.