Thu nhập giảm chỉ còn 1/10 vì Covid-19, cô gái bộc phát bệnh trầm cảm
Sở hữu mức thu nhập và gia đình trong mơ của nhiều người, nhưng từ sau khi công việc bị gián đoạn vì Covid-19, cô gái này bất ngờ xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý bất thường.
N.T.V, cô gái 35 tuổi, xinh đẹp, giỏi giang, gia đình đầm ấm. Với công việc tổ chức sự kiện, cô có mức thu nhập mà nhiều người mong ước. Tuy nhiên, dịch Covid-19 ập đến, công việc của V. bị trì trệ khiến thu nhập chỉ còn 1/10 so với lúc trước.
Cũng trong khoảng thời gian này, V. xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, đau dạ dày, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp. Đáng nói hơn, dù tổng thu nhập của cả gia đình vẫn ở mức cao, không phải bận tâm về vấn đề tài chính, chồng con yêu thương nhưng tâm trạng V. lại luôn chán nản, buông xuôi, nhiều lúc còn xuất hiện suy nghĩ không thiết sống nữa.
Tự nhận thấy mình có vấn đề bất thường về tâm lý, V. tìm đến bệnh viện để thăm khám. Tuy nhiên, dù đã đi nhiều nơi, kiểm tra cả về thần kinh lẫn nội tiết nhưng V. vẫn không xác định được bệnh của mình.
Phải đến khi được một bác sĩ đa khoa nhận thấy một số dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm và khuyên V. đến khám tại các bệnh viện chuyên về sức khỏe tâm thần, căn bệnh thực sự mà chị mắc phải mới được phát hiện ra.
Là người trực tiếp điều trị cho V., Ts.Bs Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: “Cô gái này mắc phải một dạng bệnh tâm thần tên là rối loạn lưỡng cực. Bệnh cảnh điển hình là bệnh nhân có những thái cực cảm xúc đối lập là hưng cảm - trầm cảm, thay phiên xuất hiện theo từng giai đoạn”.
Cụ thể, ở giai đoạn hưng cảm, người bệnh lúc nào cũng sẽ lạc quan, tươi vui, phấn khởi, thích làm việc và tự đánh giá cao mình hơn tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân lại buồn rầu, chán nản, thụ động một cách bất thường.
“Thời gian chuyển đổi giữa các giai đoạn có thể ngay trong 1 ngày, sáng hưng cảm đến tối lại trầm cảm, nhưng trường hợp này rất ít. Thông thường, mỗi giai đoạn kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Sự chuyển đổi giữa 2 thái cực có thể tự xảy ra hoặc do một biến cố nào đó đóng vai trò ngòi nổ” – BS Thu nói.
Đi sâu vào trường hợp của V., theo chuyên gia này, việc dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến công việc như là giọt nước làm tràn ly khiến V. chuyển sang thái cực trầm cảm: mệt mỏi, tác phong chậm chạp, không thích giao tiếp, hay có suy nghĩ bi quan, chán chường.
Đối với rối loạn cảm xúc lưỡng cực, theo BS Thu, ngay trong chính giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường, để có thể phát hiện.
BS Thu chia sẻ: “Qua thăm hỏi, chúng tôi biết được rằng, bệnh nhân V. ngay trong giai đoạn hưng cảm trước dịch Covid-19, cũng đã xuất hiện dấu hiệu bất thường. Theo đó, ban ngày V. vẫn rất vui tươi, năng nổ trong công việc nhưng về đêm lại có hiện tượng mất ngủ, bồn chồn không giải thích được”.
Cũng theo chuyên gia này, vì phát hiện muộn, V. bắt buộc phải điều trị bằng thuốc lâu dài, kết hợp với điều trị tâm lý. Đến nay, chị đã ổn định, có thể trở về với cuộc sống bình thường.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: “Kẻ giấu mặt” nguy hiểm
V. chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực mà BS Thu đã từng điều trị. Theo chuyên gia này, đây là vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, nhưng vẫn thường bị xem nhẹ, bỏ sót.
“Rối loạn lưỡng cực có thể khởi đầu bằng giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm. Giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm dài ngắn khác nhau ở từng người. Nếu cơn hưng cảm ngắn, mức độ trung bình hoặc nhẹ thì người bệnh chỉ đơn thuần cảm thấy nhiều sinh lực, yêu công việc, làm việc đôi khi lại rất hiệu quả nên rất khó bắt bệnh.
Chỉ khi người bệnh bộc lộ những dấu hiệu bệnh nặng như nói quá nhiều, can thiệp vô lý vào việc người khác, mất ngủ kéo dài, dễ nóng nảy thái quá thì người nhà mới có thể phát hiện và đưa tới cơ sở điều trị” – BS Thu phân tích.
Thực tế hiện nay, vẫn còn rất nhiều trường hợp người bệnh bị bỏ sót điều trị. Nguyên nhân, theo chuyên gia này, phần lớn do quan điểm kỳ thị và tự kỳ thị về bệnh tâm thần.
Rối loạn lưỡng cực nếu không được điều trị thì sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày, cũng như công việc. Nguy hiểm hơn, về lâu về dài có thể phát sinh các biến chứng dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
“Nhiều người sợ điều trị hoặc ngại uống thuốc, tâm lý này cần phải loại bỏ. Chữa bệnh tâm thần cũng giống như chữa các bệnh cơ thể khác như hen, tiểu đường, gout. Dùng thuốc kéo dài theo đơn là điều cần thiết và nên làm. Mọi người cần có cái nhìn tích cực hơn về sức khỏe tâm thần. Chữa trị để có cuộc sống hạnh phúc, đừng vì sợ thuốc mà đeo bệnh suốt đời” – BS Thu nhấn mạnh.
Minh Nhật/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.