Thu tiền tỷ từ phát triển con nuôi đặc sản
Nắm bắt nhu cầu thị trường, chị Nguyễn Thị Bích ở thị trấn Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư nuôi don (hay còn gọi là nhím đuôi dài) đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Tốt nghiệp Đại học Lao động Xã hội, nhưng chị Nguyễn Thị Bích đã quyết tâm khởi nghiệp với 5 đôi don giống từ năm 2017 tại quê chồng là xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ban đầu việc nuôi don gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng nhờ sự chịu khó tìm tòi, học hỏi và tự rút kinh nghiệm, việc nhân giống đàn don khá thuận lợị từng bước mở rộng. Với 6 năm kinh nghiệm nuôi don, chị Nguyễn Thị Bích cho biết, cùng họ nhím nên thức ăn của don cũng chủ yếu rau, củ cà rốt, bí đỏ, ngô…, đây cũng là lợi thế khi phát triển con nuôi này.
Chị Nguyễn Thị Bích, Thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nguồn thức ăn của don rất dễ, rau củ quả, sẵn có của địa phương. Nếu vườn nhà có, có thể nuôi, hoặc nếu mua giá cũng rẻ. Tính chi phí 1 con don ăn trong 1 ngày chỉ hết 300-500 đồng".
Không như các vật nuôi truyền thống, don ít bị dịch bệnh, một số bệnh thường gặp ở don chủ yếu về đường tiêu hoá. Để phòng bệnh, cần cho don ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn đa dạng. Hiện nay, giá bán don giống trên thị trường đang dao động từ 10-20 triệu đồng 1 đôi tùy tháng tuổi. Thông thường, don nuôi 1 năm sẽ sinh sản. 1 con don cái sinh sản sản 2 lứa/ năm, mỗi lứa từ 2-3 con. Don thương phẩm nuôi trong vòng 6 tháng sẽ đạt trong lượng 6-7 kg và có thể xuất bán với giá 10 triệu đồng 1 con.
Để tăng hiệu quả sinh sản, người nuôi sẽ ghép 3 con cái 1 con đực. Trong qúa trình nuôi, chị Bích nhận thấy, nếu nuôi nhỏ lẻ, sẽ rất khó tiêu thụ. Do đó, chị đã chú trọng phát triển chuỗi liên kết bằng việc cung ứng con giống, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho các hộ. Đây cùng là cách để tạo nguồn hàng ổn định cung cấp cho thị trường.
Hiện nay, ngoài trang trại don tại Phú Xuyên - Hà Nội, chị Nguyễn Thị Bích đã mở rộng cơ sở ở một số địa phương khác. Trong đó, riêng trang trại tại huyện Nga Sơn có 200 cặp don bố mẹ. Hàng năm có thể cung cấp ra thị trường hàng nghìn con don giống và thương phẩm, thu về hàng tỷ đồng. Chị Bích cho biết thêm: "Khi bà con liên kết chăn nuôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ các điều kiện về giấy tò hợp pháp, ký hợp đồng đầu ra 5-10 năm. Hiện nay con don này có giá 1,4-1,6 triệu đồng/kg".
Chị Nguyễn Chị Bích cũng cho biết, việc nuôi don cần đăng ký giấy phép chăn nuôi động vật rừng thông thường. Do vậy nếu có nhu cầu phát triển chăn nuôi, ngoài việc lựa chọn con giống đảm bảo lông mượt, mắt tinh nhanh, không dị tật, bà con nên lựa chọn các trang trại uy tín, đảm bảo truy suất nguồn gốc. Bà con có nhu cầu chăn nuôi có thể đến trực tiếp trang trại tham quan, học hỏi kinh nghiệm hoặc liên hệ với chị Nguyễn Thị Bích theo số điện thoại 0876.730.000 để được hướng dẫn chăn nuôi.
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vượt mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 năm 2024 đạt hơn 141.000 tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.
Sản lượng và doanh thu ngành vật liệu xây dựng sụt giảm
Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết, những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta lại đang gặp khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều sụt giảm, dễ dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhẹ
Tín hiệu thị trường tích cực đang thúc đẩy nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, chuẩn bị đơn hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều giải pháp tăng cung ứng vốn đã được hệ thống ngân hàng áp dụng để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng cầu tín dụng tăng cao dịp cuối năm.
Triệu Sơn có thêm 6 sản phẩm OCOP 3 sao
Để đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, UBND huyện Triệu Sơn đã giao nhiệm vụ cho các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn những đơn vị sản xuất có sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp tiềm năng, có khả năng phát triển để hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc
Các thị trường chủ lực đang gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, giúp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng tốc trở lại với mức tăng trưởng ấn tượng. Tháng 10 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp vượt khó về đích kế hoạch kinh doanh 2024
Nhờ nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, duy trì và thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đến thời điểm này, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc về đích, hoàn thành tốt nhất mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2024.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra dự án chăn nuôi dê lai tại xã Mường Chanh, huyện Mường Lát
Chiều 13/11, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kiểm tra kết quả triển khai Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi Dê lai nông hộ tại bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
Huy động hơn 5.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
Từ năm 2020 đến nay, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 5.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.