Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị với doanh nghiệp
(TTV) - Sáng ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững".
Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, Ngành cấp tỉnh, các tổ chức Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
7 tháng năm 2022, Việt Nam đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các cân đối lớn. Đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân được nâng lên, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; khu vực sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sức ép từ lạm phát gia tăng trên toàn cầu, giá cả xăng dầu, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, sự gián đoạn cung cầu, thị trường, đơn hàng giảm, việc thiếu hụt lao động cục bộ, khó khăn tiếp cận vốn tín dụng phục hồi sản xuất.
Trên cơ sở đánh giá khó khăn, thách thức, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất Chính phủ tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm như: bảo đảm hoạt động lưu thông hàng hóa; hỗ trợ thuế, phí, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường. Triển khai nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế" theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Tiếp tục tập trung vốn tín dụng hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ với những khó khăn, thách thức, sự hy sinh của cộng đồng doanh nghiệp khi vừa thực hiện trách nhiệm xã hội, vừa duy trì sản xuất kinh doanh trong suốt 2 năm qua. Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Thúc đẩy các loại thị trường phát triển mạnh mẽ, an toàn, lành mạnh, bền vững, công khai, minh bạch. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an toàn trật tự xã hội để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương rà soát lại các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, có kế hoạch xử lý kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền. Tập trung giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt, khơi thông các nguồn lực của xã hội. Làm tốt công tác nắm tình hình, nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời giúp doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới công nghệ. Tháo gỡ những rào cản về pháp lý đã tồn tại từ lâu nhưng chưa giải quyết làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Đồng thời triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kiểm soát dịch COVID-19, tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả, thiết thực.
Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đoàn kết, "đồng cam cộng khổ" chia sẻ cùng với đất nước, Nhân dân, quyết tâm vượt qua khó khăn thách thức hiện nay. Chủ động đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh, tái cấu trúc lại doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số; nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Chủ động ứng phó với hạn và xâm nhập mặn phục vụ sản xuất
Do lượng mưa trong các tháng gần đây thiếu hụt cùng với lượng nước trên các sông chính xuống thấp, đã khiến cho tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện tại một số địa phương. Để hạn chế những ảnh hưởng từ xâm nhập mặn và hạn hán có thể xảy ra trong vụ chiêm xuân 2024 – 2025, nhiều giải pháp đã được các đơn vị thuỷ nông và chính quyền các địa phương chủ động triển khai.
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các lái xe vụ ép mía 2024 - 2025
Để đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển mía nguyên liệu, ngay từ đầu vụ ép 2024 - 2025, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát tải trọng xe chở mía, đồng thời, tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho lái xe, phụ xe hợp đồng vận chuyển mía.
Công an huyện Quảng Xương điều tra, khám phá nhanh, bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp tài sản
Chỉ sau 4h nhận được tin báo tố giác tội phạm, chiều 19/12/2024, Công an huyện Quảng Xương đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp tài sản, gồm: Nguyễn Văn Toán, sinh năm 1972; Nguyễn Văn Thạch, sinh năm 1978; Ngô Quốc Chung, sinh năm 1969 và Trịnh Sỹ Hoan, sinh năm 1980 đều ở xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương.
Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa tạm giữ các đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản
Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng tự xưng là nhà báo có hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Nga Sơn đẩy mạnh quy hoạch phát triển đô thị
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên hơn 15%. Để thực hiện mục tiêu này, Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Tại "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030", Chính phủ xác định chữ ký số và chứng thực chữ ký số là một yếu tố thuộc hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Mục tiêu đặt ra trong chiến lược là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Hơn 38 triệu tài khoản ngân hàng cài đặt sinh trắc học
Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 3 tháng triển khai cập nhất dữ liệu sinh trắc học, tổng số dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập đạt khoảng 38 triệu tài khoản. Số vụ lừa đảo trực tuyến giảm hơn 50%.
Hướng tới 70% người dân trưởng thành Việt Nam sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Ứng phó với làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới
Hàng Việt đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức khi bị làn sóng thương mại điện tử giá rẻ cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải nâng cao nội lực để ứng phó.
Ngành Thuế cả nước thu ngân sách Nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước do toàn ngành Thuế quản lý ước đạt trên 1 triệu 700 nghìn tỷ đồng, bằng 116% dự toán, tăng 13,7% so với năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.