ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thủ tướng mong muốn không khí hợp tác khởi nghiệp 4.0 lan tỏa trong ASEAN

Sáng 12/9, tại Hà Nội, phát biểu khai mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến sự hợp tác giữa doanh nghiệp Go-Jek và Go-Viet và bày tỏ, Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy để nói với toàn thế giới rằng, không khí hợp tác khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN.

12/09/2018 14:30

 

Các đại biểu dự Hội nghị WEF ASEAN 2018. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Các đại biểu dự Hội nghị WEF ASEAN 2018. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhà lãnh đạo ASEAN, một số nước trong khu vực, lãnh đạo WEF cùng hơn 1.000 đại biểu dự phiên khai mạc toàn thể Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) với chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0".

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khi nghĩ đến ASEAN, nhiều người từng nghĩ đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và giàu tiềm năng, là một công xưởng sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, trong làn sóng của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ASEAN ngày nay còn được biết đến như là một trong những nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới, sáng tạo trên thế giới. Chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Thủ tướng những cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho các nước ASEAN là vô cùng lớn, trước tiên là tạo sự đột phá về năng suất trên 5 ngành công nghiệp lớn là: Điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm. Hai là, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trên cơ sở ứng dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới. Ba là, phát huy các doanh nghiệp nhỏ và vừa - xương sống của các nền kinh tế ASEAN và là nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới. Cách mạng 4.0 mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu.

Bốn là, đi tắt trong chính sách công nghiệp hóa. ASEAN có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, tự động hóa, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.

Tuy nhiên, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt cũng rất lớn. Điều nhận thấy rõ là nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa. Theo ILO, 56% số việc làm của 5 nước ASEAN có khả năng chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot và do đó, có nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên công xưởng châu Á truyền thống của các nước. Ngược lại, nhiều chuyên gia nói rằng nhiều sinh kế cho người dân sẽ được xuất phát từ cuộc Cách mạng 4.0.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đề xuất 5 ưu tiên

Theo Thủ tướng, Cách mạng 4.0 có tiềm năng làm tăng tốc thu nhập đối với người dân và quốc gia có tài năng và có trí thức,… “Trong bối cảnh đó, ASEAN của chúng ta tự hào có một Singapore là hình mẫu thành công về tinh thần tiên phong trong nền kinh tế số, đã vận dụng những thành tựu của Cách mạng 4.0 để đạt mức phát triển vượt bậc thời gian qua”.

Đứng trước những cơ hội và thách thức, các nước ASEAN cần đặt ra những ưu tiên của mình trên cơ sở lăng kính của cả khối. Từ cách tiếp cận này, Thủ tướng đề xuất một số ưu tiên. Một là, kết nối số, chia sẻ dữ liệu. Lãnh đạo ASEAN đã thông qua kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và con người trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng đề nghị các bên trao đổi để có kết nối số được lồng ghép và nâng cao hiệu quả của các kết nối, cùng với chú trọng phát triển thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, thanh toán điện tử… đồng thời, chúng ta cần xây dựng các nguyên tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu nhằm điều chỉnh cách thức và điều kiện để dữ liệu có thể được chia sẻ và sử dụng hiệu quả.

Hai là, hài hòa môi trường kinh doanh, các hạ tầng kết nối về tài chính, ngân hàng, thị trường, truyền thông, logistics…cần phải hoạt động ở quy mô khu vực. Trên cơ sở đó, cần xây dựng cơ chế hài hòa, môi trường kinh doanh hệ thống pháp luật và quy định giữa các thành viên ASEAN giúp các doanh nghiệp nội khối có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Liên kết cơ chế một cửa ASEAN và hải quan là một ví dụ cụ thể được triển khai thực tế nhiều năm qua.

Thủ tướng cho biết, tại hội nghị này thông qua cấp bộ trưởng, Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới về hòa mạng di động 1 giá cước toàn ASEAN. Nhắc đến thông tin doanh nghiệp Go-Jek của Indonesia và Go-Viet sẽ khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham dự của Tổng thống Indonesia, Thủ tướng cho rằng, điều đó hứa hẹn sẽ có nhiều hợp tác tốt đẹp trong tương lai. “Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy để nói với toàn thế giới rằng, không khí hợp tác khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN”.

Ba là, thúc đẩy hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo. Trong thời đại 4.0, nhiều nước ASEAN đã có các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm cấp quốc gia. Thủ tướng đề nghị xây dựng khuôn khổ kết nối vườn ươm quốc gia và mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của cả khu vực.

Bốn là, tìm kiếm phát huy tài năng. Theo một báo cáo năm 2017 của Google tình trạng thiếu kỹ sư lành nghề là một thách thức lớn đối với ASEAN, chính vì vậy Thủ tướng đề nghị một chiến lược ươm mầm các tài năng các nước ASEAN.

Năm là, hình thành mạng lưới giáo dục ASEAN và hệ thống học tập suốt đời. Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ về giáo dục phù hợp với xu thế phát triển mới, sự biến đổi liên tục của nghề nghiệp, Thủ tướng đề nghị hình thành mạng lưới kết nối về giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN. Thủ tướng nhấn mạnh, với dân số hơn 640 triệu người, chiếm 8,5% dân số thế giới, quy mô kinh tế năm 2017 đạt hơn 2.760 tỷ USD, ASEAN giờ đây đã là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 5 của thế giới.

Cùng với việc hướng ra bên ngoài, Thủ tướng đề nghị phát huy thị trường nội khối là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến thị trường ASEAN 2025 – một ASEAN mở, hợp tác đa dạng; trong đó có vai trò quan trọng và sự hợp tác tích cực của WEF – nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo toàn cầu. Trong bối cảnh lan tỏa Cách mạng công nghiệp 4.0, môi trường khu vực và toàn cầu cạnh tranh gay gắt, cần phải chung tay hợp tác, tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh nội khối để xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường dựa trên luật lệ hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm. ASAN đã và sẽ tiếp tục nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm ở khu vực cùng với các đối tác duy trì hòa bình, ổn định đảm bảo tự do, lưu giữ hàng hóa trên không, trên bộ và trên biển. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố khai mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

ASEAN có thể đi đầu trong Cách mạng 4.0

Phát biểu dẫn đề hội nghị, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Klaus Schwab cho biết, đây là hội nghị thượng đỉnh cấp cao nhất từng có về ASEAN, lực lượng kinh tế và chính trị mạnh mẽ trong bối cảnh thế giới phân mảnh hiện nay. Theo ông, tất cả chúng ta đều là một phần của hai cuộc chuyển đổi cơ bản sẽ làm thay đổi một cách toàn thể bối cảnh kinh tế và chính trị và toàn cầu.

Thứ nhất là chuyển từ hệ thống đơn cực sang đa cực, từ một thế giới đơn phương đến đa phương. Nó sẽ mở rộng tiềm năng để giải quyết các cuộc xung đột chúng ta thấy hiện nay. “Dù chúng ta còn nhiều khác biệt nhưng không nên quên rằng chúng ta có mối quan tâm chung và trách nhiệm chung với thế giới. Chúng ta hãy nghĩ việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta theo cách mà ASEAN đang tìm cách bằng sự đồng thuận của các quốc gia. Đây là một mô hình tốt trên thế giới”, ông Klaus Schwab nói.  Thứ hai là một sự chuyển đổi đang diễn ra là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, kinh tế - xã hội một cách cơ bản và mang tính đột phá. Sự cạnh tranh toàn cầu được xác định bởi năng lực cạnh tranh và không còn được xác định bởi giá thành nữa.

Các quốc gia đã thành công trong làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có hệ sinh thái sáng tạo và hệ sinh thái doanh nhân. Để có thể định hướng thành công trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đòi hỏi chính phủ các nước ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa thịnh vượng, tạo ra các công việc cần thiết.

Theo ông Klaus Schwab, thế giới đang tham gia vào cuộc chạy đua để làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự cạnh tranh này ngày càng lớn hơn. “Chúng ta muốn bảo đảm rằng các quốc gia ASEAN với tầm nhìn phù hợp, với chính sách tối ưu, với dân số trẻ tuổi và tinh thần kinh doanh cao có thể sẽ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng này để giúp ASEAN chuẩn bị tốt hơn và giành được chiến thắng. Đó là mong muốn của tôi”, ông Klaus Schwab bày tỏ.

Đức Tuân/Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

20:04 , 05/05/2024

Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc, đánh giá về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Khởi công dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn

Khởi công dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn

20:02 , 05/05/2024

Sáng ngày 5/5, UBND huyện Nông Cống tổ chức Lễ khởi công dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đoạn từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đào Xuân Yên – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Mai Xuân Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đại Tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm các gia đình có công với cách mạng

Đại Tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm các gia đình có công với cách mạng

20:02 , 05/05/2024

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công với cách mạng tại Thành phố Thanh Hoá

Sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

17:08 , 05/05/2024

Tối 5/5, Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" sẽ chính thức diễn ra. Thanh Hóa là 1 trong 5 điểm cầu của chương trình, được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khu vực tổ chức điểm cầu đã được triển khai đúng kế hoạch.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

12:19 , 05/05/2024

Tối 4/5, các điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" đã tổ chức tổng duyệt chương trình. Dự tổng duyệt tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy: Đào Xuân Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

09:20 , 05/05/2024

Ngày 4/5, huyện Triệu Sơn đã có buổi làm việc, chia sẻ kinh nghiệm với Đoàn công tác của huyện Nga Sơn về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và việc thực hiện Nghị quyết vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn.

Thiệu Hoá phát động tháng công nhân năm 2024

Thiệu Hoá phát động tháng công nhân năm 2024

09:00 , 05/05/2024

Ngày 4/5, Liên đoàn lao động huyện Thiệu Hoá tổ chức Lễ phát động "Tháng Công nhân", "Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024" và khai mạc hội thao công nhân viên chức, lao động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

06:30 , 05/05/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Thọ Xuân tổng kết cao điểm "45 ngày đêm" giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thọ Xuân tổng kết cao điểm "45 ngày đêm" giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

23:07 , 04/05/2024

Ngày 4/5, huyện Thọ Xuân đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch cao điểm "45 ngày đêm" hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện năm 2024.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri tại huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri tại huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc

20:35 , 04/05/2024

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Lê Thanh Hoàn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở y tế tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri huyện Ngọc Lặc và huyện Cẩm Thủy.