Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban); các đồng chí bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ủy ban; lãnh đạo các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin.
Theo chương trình, phiên họp tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi qua 1/3 chặng đường của năm 2024 - năm bứt phá trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Nhiệm vụ tập trung là thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, trong đó có phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Chú trọng 3 đột phá chiến lược gồm: Thể chế, trong đó có thể chế liên quan đến chuyển đổi số; nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trong đó trọng tâm là nhân lực phục vụ chuyển đổi số; kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng số.
Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách (như dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới…) và thanh toán không dùng tiền mặt.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, nâng cao hiệu quả các chính sách người có công, trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách không dùng tiền mặt.
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số là khâu đột phá, một nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp. Càng số hóa mạnh mẽ, như đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thì càng tăng cường công khai, minh bạch, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, Ủy ban phải thường xuyên, liên tục theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao công tác chuyển đổi số quốc gia, bảo đảm hiệu quả và thực chất.
Thủ tướng cho biết, Kế hoạch hoạt động năm 2024 Ủy ban đã xác định trọng tâm của chuyển đổi số quốc gia với chủ đề "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững".
Tại phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung báo cáo, thảo luận về những nội dung chính.
Thứ nhất, đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia từ sau phiên họp thứ 7 với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể (kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, rào cản, điểm nghẽn và nguyên nhân).
Thứ hai, chia sẻ những cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn; phân tích các bài học kinh nghiệm.
Thứ ba, các giải pháp trọng tâm để thực hiện cao nhất nhiệm vụ đã được đề ra tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban, nhất là các giải pháp mang tính đột phá.
Thành lập Nghiệp đoàn nghề thêu dệt thổ cẩm Cao Ngọc, Ngọc Lặc
Sáng 22/11, Liên đoàn Lao động huyện Ngọc Lặc đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Nghiệp đoàn thêu dệt thổ cẩm xã Cao Ngọc với 123 đoàn viên.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá đã kí đơn hàng quý 1,2 năm 2025
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025 sắp tới.
Phát triển thị trường hàng Việt tại nông thôn
Nhờ triển khai sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà hàng Việt chất lượng cao càng ngày có mặt nhiều hơn ở khu vực nông thôn Thanh Hoá, phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm cho Nhân dân.
Như Xuân ra mắt mô hình quản lý, giúp đỡ người nghiện, người quản lý sau cai nghiện ma tuý
Huyện Như Xuân vừa ra mắt mô hình “Chi hội cựu Công an Nhân dân thị trấn Yên Cát phối hợp với Công an thị trấn trong quản lý, giúp đỡ người nghiện, người quản lý sau cai nghiện ma tuý” trên địa bàn thị trấn.
Đường xây dựng chậm tiến độ gây mất an toàn giao thông
Dự án xây dựng tuyến đường giao thông từ trung tâm xã Dân Quyền đến Quốc lộ 47, huyện Triệu Sơn, dự kiến hoàn thành vào tháng 2024. Tuy nhiên, hiện nay dự án này đang tạm dừng thi công, gây ảnh hưởng đến việc đi lại và đời sống người dân.
Quy định mới về chở người, hàng hóa trên xe máy
Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định về người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên môtô, xe gắn máy như sau:
Nghi Sơn: Đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo
Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực và sự đóng góp của cán bộ, Nhân dân, các mạnh thường quân; hiện thị xã Nghi Sơn đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm nhà, sửa chữa nhà cho các trường hợp đủ điều kiện, đảm bảo theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Xã Vĩnh Thịnh hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân”, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Đến nay, Vĩnh Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Dự báo thời tiết 22/11/2024: Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm
Dự báo thời tiết 22/11/2024, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trời rét về đêm và sáng sớm. Một số nơi ở vùng núi, nhiệt độ hạ xuống dưới 16 độ.
Thanh Hoá còn 60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng
Để triển khai, thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được chặt chẽ hơn, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá phối hợp với lực lượng chức năng đã tăng cường rà soát đối với 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.