Thúc đẩy hoạt động thương mại tại Cửa khẩu quốc tế Na Mèo
Cửa khẩu Na Mèo - Nậm Xôi được chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào chính thức công bố là Cửa khẩu quốc tế từ năm 2004. Đây là cửa ngõ giao thương kinh tế - văn hóa quan trọng, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Lào, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn.
Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn là cửa khẩu quốc tế duy nhất của tỉnh Thanh Hóa - diễn ra các hoạt động giao thương chủ yếu giữa Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng với các tỉnh Bắc Lào. Tại đây, hoạt động giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng biên giới hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn diễn ra sôi động. Trung bình hàng năm có khoảng từ 20.000 đến 30.000 lượt người xuất nhập cảnh qua lại, trao đổi hàng hóa, hợp tác làm ăn và giao lưu tình cảm.

Ông Pha Chăn Phim Lự Li, Trưởng Bản Đơi, Cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho biết: "Bản Đơi và bản Na Mèo tiếp giáp với nhau. Bản Đơi nằm ngay cạnh cửa khẩu Na Mèo - Nậm Xôi nên bà con nhân dân rất thuận lợi trong việc qua lại, trao đổi, mua bán hàng hoá và thăm thân ở bản Na Mèo. Quá trình qua lại mua bán hàng hoá sinh hoạt hàng ngày, chúng tôi được cơ quan chức năng 2 bên cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi".

Ông Ngân Phúc Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Ngân Phúc Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Có Cửa khẩu quốc tế Na Mèo thì sức lưu thông hàng hoá cũng như giao thương giữa 2 khu vực, 2 nước diễn ra nhộn nhịp hơn. Thông qua cửa khẩu việc giao thương hàng hoá, giao lưu, thuận tiện cho việc buôn bán của nhân dân, đến nay thu nhập của xã năm sau cao hơn năm trước".
Do lưu lượng người và hàng hóa thông quan qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo ngày càng tăng nên các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tăng cường phối hợp, làm tốt công tác kiểm soát xuất nhập cảnh, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục qua lại cửa khẩu biên giới được thuận lợi, nhanh chóng.

Ông Võ Bá Quang, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Sơn Vũ, thành phố Thanh Hoá chia sẻ: "Doanh nghiệp chúng tôi lượng vận tải hàng hoá qua cửa khẩu thường xuyên. Đến đây cũng được các cơ quan ban ngành như hải quan, biên phòng, kiểm dịch tạo điều kiện cho doanh nghiệp rất nhiều. Và đặc biệt gần đây có hướng dẫn doanh nghiệp kê khai điện tử, thì nó giúp ích thời gian qua khẩu được nhanh chóng hơn".

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thời gian qua, cán bộ công chức chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo đã làm thủ tục cho hàng hoá, hành khách xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp đến làm thủ tục, nhất là tạo điều kiện cho bà con cư dân biên giới 2 bên giữa Việt Nam - Lào tại cửa khẩu".
Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao thương qua lại tại cửa khẩu, góp phần đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn và 2 huyện Quan Sơn – Viêng Xay, chính quyền địa phương 2 bên biên giới đều rất chú trọng đến công tác đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Theo đó, các lực lượng chức năng của hai tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, đấu tranh hiệu quả với các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại trên khu vực biên giới. Nhờ đó đã tạo được môi trường ổn định, thu hút được nhiều lượt khách du lịch, doanh nghiệp đầu tư phát triển thương mại và người dân thông quan qua cửa khẩu. Trong năm 2023, Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã làm thủ tục xuất nhập cảnh cho gần 37.000 lượt người, gần 9.000 lượt phương tiện; tổng giá trị kim ngạch xuất nhập nhẩu song phương đạt hơn 42,5 triệu USD, trong đó trị giá xuất khẩu đạt hơn 30 triệu USD; trị giá nhập khẩu đạt trên 12,5 triệu USD.


Trung tá Trương Văn Hải, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa
Trung tá Trương Văn Hải, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác kiểm tra kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Với phương châm "ngoài bình thường, trong chặt chẽ" sẽ làm kiểm tra rất kỹ nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện thông thoáng hết sức để cho người dân, cũng như doanh nghiệp tiến hành các thủ thủ xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu".

Thượng tá KingKeo Khammixay, Trưởng Ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Nậm Xôi, tỉnh Hủa Phăn, Lào
Thượng tá KingKeo Khammixay, Trưởng Ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Nậm Xôi, tỉnh Hủa Phăn, Lào chia sẻ: "Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi thường xuyên phối hợp với lực lượng phía cửa khẩu quốc tế Na Mèo trong công tác quản lý người, phương tiện ra vào khu vực biên giới, tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục xuất nhập cảnh, thông hành một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, chúng tôi tăng cường công tác phối hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ các đối tượng lợi dụng qua cửa khẩu để không ảnh hưởng đến an ninh biên giới".

Để khai thác tiềm năng, giá trị của Cửa Khẩu quốc tế Na Mèo, thời gian qua, huyện Quan Sơn cũng đã quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ, kêu gọi thu hút đầu tư vào địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh. Đồng thời, huyện cũng chú trọng huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế.

Ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi cũng đã tập trung phát triển các cụm công nghiệp dọc quốc lộ 217, mà tập trung là khu cửa khẩu quốc tế Na Mèo. Trước hết cũng lập các quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất phù hợp, làm cơ sở để kêu gọi thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực cửa khẩu quốc tế Na Mèo. Thứ hai là chỉnh trang lại các cơ sở dịch vụ hiện tại đang có như là chợ Na Mèo, các cửa hàng dịch vụ thương mại làm cơ sở thu hút du khách đến với cửa khẩu, cũng là điều kiện để phát triển dịch vụ thương mại tại khu vực này".

Việc khai thác và phát huy tốt vai trò của cửa khẩu quốc tế Na Mèo đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá, cả về kinh tế, giao lưu văn hoá, đảm bảo quốc phòng an ninh. Cùng với sự quan tâm đầu tư của chính quyền các cấp trong thời gian tới sẽ tạo cơ hội để nơi đây trở thành cửa ngõ giao thương kinh tế - văn hóa, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Lào, 2 tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.

Gỡ khó phát triển chăn nuôi đại gia súc khu vực miền núi
Khu vực miền núi Thanh Hóa có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc do diện tích chăn thả rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá trâu bò giảm, diện tích chăn thả dần bị thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao... khiến chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn.

Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Hiện nay, các trà lúa xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều diện tích đã trổ bông. Nhằm bảo đảm năng suất cuối vụ, ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh cùng bà con nông dân đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.