Thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại năm 2024
7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt gần 113 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh tuy có sự phục hồi nhưng còn chậm do tác động của lạm phát, suy thoái kinh tế. Do đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh đều đang linh hoạt tìm các giải pháp để khai thác, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhất kế hoạch kinh doanh của năm nay.
Khuyến mại, mua 1 tặng 1, mua nhiều tiết kiệm nhiều… Cùng hàng loạt các chương trình mua sắm giá rẻ đang được hệ thống siêu thị này tập trung triển khai. Đại diện siêu thị cho biết, 7 tháng năm 2024, doanh số bán ra của siêu thị đã tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của người dân đang có sự thay đổi với cơ cấu giỏ hàng mua sắm ít hơn, các mặt hàng tập trung chủ yếu vào nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, lựa chọn sản phẩm có chương trình khuyến mại. Điều này đòi hỏi siêu thị chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh và tăng thêm các chương trình ưu đãi cho người mua.


Ông Đỗ Cao, Phó Giám đốc điều hành hệ thống siêu thị A&S Mart, tỉnh Thanh Hoá
Ông Đỗ Cao, Phó Giám đốc điều hành hệ thống siêu thị A&S Mart, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Năm nay, chúng tôi phấn đấu mục tiêu so với năm 2023 sẽ tăng trưởng doanh thu từ 8-10%. Hiện nay, chúng tôi đã làm việc với nhà cung cấp đưa ra cam kết không tăng giá, chiến lược kinh doanh lấy chiến lược giá rẻ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân địa phương".
Không chỉ tăng cường các chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng, nhiều đơn vị cũng đang thay đổi phương thức bán hàng, tập trung khai thác các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh online để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Chủ động nguồn cung, ổn định giá cả hàng hoá. Đồng thời chú trọng mở rộng các danh mục sản phẩm hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bà Trần Thị Như Phượng, Giám đốc chuỗi kinh doanh bán lẻ, công ty cổ phần Tramexco, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Để thúc đẩy đà tăng trưởng cuối năm 2024, doanh nghiệp tiếp tục nắm bắt cơ hội và xu hướng bán hàng online, mở rộng danh mục hàng hoá trên nền tảng xã hội, đẩy mạnh chương trình khuyến mại và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Năm nay, chúng tôi phấn đấu tăng trưởng doanh thu 20 – 30% so với năm 2023".


Bà Bùi Thị Dung, Chủ cửa hàng thực phẩm hữu cơ H2D, tỉnh Thanh Hoá
Bà Bùi Thị Dung, Chủ cửa hàng thực phẩm hữu cơ H2D, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Sắp tới, chúng tôi cố gắng mở rộng chuỗi cửa hàng lên các huyện lân cận, mở rộng nguồn hàng về sản phẩm hữu cơ, Vietgap, có chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu mua sắm, mục tiêu năm nay cố gắng tăng trưởng doanh thu 30 – 40%".
Nhiều nhận định cho thấy sức tiêu dùng trong quý 3, quý 4 năm nay sẽ phục hồi nhưng chậm. Thực tế này đòi hỏi các đơn vị kinh doanh dịch vụ thương mại phải theo dõi sát diễn biến thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Cùng với nỗ lực phục hồi của các đơn vị doanh nghiệp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đang đẩy mạnh nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ, phiên chợ kết nối cung cầu để thúc đẩy sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh.


Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.