Thực hiện ứng xử văn minh nơi thờ tự
Đầu xuân là dịp cao điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, tâm linh, lễ hội. Đây cũng là lúc có nhiều biến tướng trong thực hiện văn hoá tín ngưỡng tâm linh. Vì thế, việc kiểm soát các hành vi lợi dụng hoạt động lễ hội, tín ngưỡng là rất cần thiết, góp phần vào một mùa lễ hội văn minh, tiết kiệm
Với quan niệm là "trần sao âm vậy" và "đa lễ thì đắc lộc", vậy nên, không ít người coi việc dâng, đốt đồ mã tại các đền, chùa, khu di tích là việc làm bình thường. Không đơn thuần chỉ là bộ sớ mà còn có thêm những bộ quần áo, giày dép, mũ nón, nhà lầu, xe hơi,…nhưng không biết rằng vô tình đã gây ảnh hưởng đến môi trường, dễ gây cháy nổ và tốn kém, lãng phí.

Xuất phát từ vấn đề này mà các đơn vị lữ hành có tour du xuân kết hợp tâm linh đầu năm đã có những giải pháp để hạn chế tình trạng đốt đồ mã quá mức, đảm bảo an toàn văn minh nơi thờ tự.

Bà Phan Thị Hà, công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Lê Gia
Bà Phan Thị Hà, công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Lê Gia cho biết: "Chúng tôi đã tư vấn trước cho khách hàng, để khách hàng có một kỳ du xuân thực sự ý nghĩa, thảnh hơi, chuẩn bị sẵn lễ, đảm bảo".
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã đề nghị các địa phương giới thiệu rõ về nguồn gốc của lễ hội, di tích, đền, chùa, những nhân vật được thờ phụng, tôn vinh. Các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng dân gian và nghi lễ truyền thống như: hầu đồng, hát văn - hầu Thánh; cách cung tiến làm đúng ý nghĩa... Để từ đó, giúp người dân hiểu, nâng cao ý thức gìn giữ các giá trị văn hoá, không để việc thực hành tôn giáo, tín ngưỡng bị lất át bởi các biến tướng mê tín dị đoan, mục đích trục lợi.
Thượng Toạ Thích Tâm Định, Trưởng Ban trị sự Hội phật giáo tỉnh Thanh Hoá
Đi lễ đầu năm là một nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Đi lễ không chỉ thể hiện những mong cầu, mà còn là dịp để con người trở về với thiên nhiên, cầu mong cho quốc thái, dân an, thể hiện sự tri ân những bậc tiền nhân, các vị thánh đã có công trợ giúp nhân dân, bảo vệ đất nước.

Nét đẹp văn hóa ấy xứng đáng được gìn giữ. Những biến tướng và hệ lụy cần được loại bỏ, để những giá trị tín ngưỡng, tâm linh tốt đẹp mãi được lưu truyền, là mạch nguồn truyền thống của dân tộc.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.

Bản tin Văn hóa 30/6/2025
Bản tin Văn hóa 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - UNESCO cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - Sắp hoàn thành Cung Văn hóa Thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP. Thanh Hóa - Dệt thổ cẩm - dệt hồn văn hóa nơi non cao
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.