Thương mại điện tử động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh
Hiện nay, giao dịch qua thương mại điện tử đã trở thành phương thức giao dịch khá phổ biến, được cả đơn vị sản xuất, phân phối và người tiêu dùng chủ động khai thác. Với điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin được trang bị cơ bản hiện đại và nền kinh tế phát triển sôi động, hoạt động thương mại điện tử đang trở thành động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các đơn vị bán buôn, bán lẻ.
Ngoài việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội, công ty này đã xây dựng và vận hành app bán hàng riêng để đăng tải công khai các sản phẩm, giá thành cũng như các chương trình khuyến mại, ưu đãi dành cho khách hàng.Việc vận hành app bán hàng đã giúp bộ phận quản trị và phòng maketting của công ty có thể theo dõi các lượt tương tác cũng như nhu cầu mua hàng của khách.
Bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Sao Mai, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Tôi nghĩ chuyển đổi số trong kinh doanh đem lại giá trị cao cho doanh nghiệp. Trước đây, quảng bá sản phẩm phụ thuộc vào tiếp thị, khi phát triển thương mại điện tử, khách hàng tìm đến nhiều hơn và họ có nhu cầu thực sự".
Hiện hầu hết các cơ sở sản xuất và kinh doanh đều lựa chọn kết hợp kinh doanh trực tiếp và kinh doanh thương mại điện tử. Thậm chí, dù có nơi trưng bày như các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị lớn, các đơn vị vẫn không bỏ qua việc tiếp thị qua kênh thương mại điện tử, thậm chí coi đây là động lực chính để tăng doanh số bán hàng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Anh Khương Vân Trường, Giám đốc điều hành Hệ thống nhà thuốc Long Hiền, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "2 năm nay việc bán hàng online phát triển, chúng tôi có 1 bộ phận phục vụ khách hàng thông qua tổng đài, facebook, zalo, khách hàng liên hệ trực tiếp sẽ được nhân viên hỗ trợ, chăm sóc".
Chị Đỗ Hoàng Trang, Cửa hàng Gold Fruit, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Sau khi áp dụng hình thức thương mại điện tử chúng tôi tăng khoảng 30% lượng khách hàng, qua các trang web, fanpage khách hàng có thể chọn được sản phẩm phù hợp"
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử sớm vượt mốc 25 tỉ đô la Mỹ, tăng 20% so với năm 2023. Để thúc đẩy thương mại điện tử, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ đưa hơn 87.000 sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm; có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến.
Những chính sách khoa học công nghệ được kỳ vọng năm 2025
Năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách với mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thạch Thành triển khai Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030
UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030.
Người dùng Việt Nam dành tới 4 giờ/ngày để truy cập các ứng dụng di động
Người dùng Việt Nam dành khá nhiều thời gian cho các ứng dụng di động, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng tốt dư địa phát triển của xu hướng này trong tương lai.
Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
Tính đến hết năm 2024, đã có tổng cộng gần 17.300 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
Hơn 6.000 trường hợp người dùng internet Việt Nam phản ánh lừa đảo trực tuyến
Trong tuần này, hệ thống của Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 6.227 trường hợp phản ánh lừa đảo trực tuyến do người dùng internet Việt Nam gửi về.
Việt Nam có thể trở thành trung tâm tài chính khu vực dựa trên công nghệ Blockchain
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Blockchain, Việt Nam có lợi thế về tốc độ tiếp cận công nghệ và sự năng động của thị trường, hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm tài chính dựa trên Blockchain trong khu vực.
Gia công phần mềm – hướng đi hiệu quả của các doanh nghiệp công nghệ
Việt Nam hiện đang giữ vị trí Top 6 trên thế giới về gia công, xuất khẩu phần mềm. Với nhu cầu về chuyển đổi số như hiện nay, cùng với việc sản xuất ra các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu riêng thì hoạt động gia công phần mềm vẫn đang là hướng đi hiệu quả được nhiều doanh nghiệp công nghệ lựa chọn.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp
Trước xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp học sinh, sinh viên thích ứng tốt hơn với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Ứng dụng học bạ số trong ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai các bước nhằm thí điểm và tiến tới triển khai rộng rãi học bạ số góp phần tạo sự minh bạch trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh… Học bạ số được cho là giải pháp quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Xác thực danh tính tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam
Từ ngày 25/12, Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng do Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.