Thương mại điện tử tăng trưởng khả quan
Với mức tăng trưởng ấn tượng của năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 25 tỷ USD trong năm 2025.
Thị trường thương mại điện tử trong nước chứng kiến sự lớn mạnh của các sàn như: Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo. Hành vi mua sắm của người Việt đang có xu hướng chuyển dịch từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tạp hoá sang siêu thị tiện lợi và trên các nền tảng thương mại để có thể tận dụng các ưu đãi, giảm giá cũng như thuận tiện về thanh toán.
Theo báo cáo về xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 của AppotaPay, mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống tại Việt Nam hiện nay có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và hơn 9.000 chợ, chiếm tới 75% thị phần bán lẻ, nhưng tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử từ 35 đến 45% mỗi năm, đang nhanh chóng tái định hình thói quen tiêu dùng. Khả năng cá nhân hóa trải nghiệm và kết hợp mua sắm với giải trí khiến các nền tảng mua sắm trực tuyến đang nhanh chóng thu hút đông đảo giới trẻ. Trong đó, 25% người tiêu dùng mua sắm online để dự trữ hàng hóa, và 21% mua ngay lập tức. Điều này minh chứng thương mại điện tử đang dần thúc đẩy sự phát triển của mô hình mua sắm đa kênh. Dự báo trong năm 2025, thương mại điện tử sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ và đóng góp vào mục tiêu 20% GDP của kinh tế số.
Năm 2025 ngành da giày Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 29 tỷ USD
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD.
Nhiều đơn vị mở cửa kinh doanh đầu năm mới
Ngay trong những ngày đầu năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều siêu thị, đơn vị dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mở cửa kinh doanh trở lại để đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi của người dân.
Ngân hàng nới lỏng cho vay với khách hàng cá nhân
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2025, các ngân hàng dự kiến giữ ổn định các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp, nhưng nới lỏng hơn đối với khách hàng cá nhân.
Xuất khẩu gạo năm 2025 dự báo gặp khó
Báo cáo thị trường lúa gạo năm 2024 nhận định, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Bám sát các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tập trung rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó góp phần cùng cấp uỷ chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
Dự báo Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều dự báo, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á trong năm 2025
Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả xúc tiến đầu tư
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế mở, tỉnh Thanh Hóa đã đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư hạ tầng, phát tiển kinh tế - xã hội. Minh chứng là tỉnh Thanh Hóa đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao và thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia cũng như các tập đoàn lớn ở trong nước đầu tư vào địa bàn.
Thọ Xuân: Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các đơn vị, cá nhân phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần đưa giá trị thu nhập bình quân trên ha đất canh tác của huyện lên 154 triệu đồng/ha/năm.
Thanh Hóa có khoảng 2,47 triệu con nuôi đặc sản
Hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 2,47 triệu con nuôi đặc sản với các đối tượng con nuôi phổ biến như: Lợn mán, lợn rừng, vịt Cổ Lũng, baba, gà Đông Tảo, thỏ, dê, nhím… với hơn 1.000 hộ được cấp phép nuôi.
Gần 1.260 tỷ đồng cho vay theo các lĩnh vực ưu tiên
Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung nguồn vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, cho vay tư vấn phát triển nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.