ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền: Không thể làm ồ ạt

Muốn thay đổi ngành nông nghiệp dựa vào tích tụ ruộng đất, thay đổi chính sách hạn điền chưa đủ mà còn phải bắt đầu từ người nông dân.

29/03/2017 08:31
Những năm vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã từng bước phát triển, bước đầu được công nghiệp hóa, phát huy được vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang giảm dần và bộc lộ những yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong khi cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt.

tich tu ruong dat mo rong han dien khong the lam o at hinh 1
Muốn thay đổi ngành nông nghiệp, phải bắt đầu từ người nông dân (Ảnh minh họa: KT)

Tại Diễn dàn Nông nghiệp mùa Xuân 2017 vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp Liên minh Nông nghiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Oxfam Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những vấn đề cốt lõi trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Các diễn giả tập trung thảo luận về các thể chế hiện hành ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, đồng thời chỉ ra những “nút thắt” đang cản trở những bước tiến trong nông nghiệp như: sản xuất manh mún, nông nghiệp hàng hóa chất lượng thấp, sản xuất theo kinh nghiệm, thói quen...

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, thành viên Liên minh Nông nghiệp nhấn mạnh: Một nút thắt quan trọng cần tháo gỡ để tạo động lực cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới là thể chế, bao gồm các thể chế chính thức (chính sách, pháp luật) và phi chính thức (các tập quán, nhận thức chung, hoạt động của các hội, hiệp hội trong nông nghiệp…).

Cần xóa bỏ tư duy: Nghèo mới làm nông nghiệp

Chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, GS TS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởngTrường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, muốn thay đổi ngành nông nghiệp, nếu chỉ dựa vào tích tụ ruộng đất, thay đổi chính sách hạn điền thì chưa đủ, mà còn phải bắt đầu từ người nông dân.

tich tu ruong dat mo rong han dien khong the lam o at hinh 2
Giáo sư Võ Tòng Xuân (Ảnh: Tuổi trẻ)

GS Võ Tòng Xuân chia sẻ: "Tôi rất mừng khi Nhà nước đầu tư vào công nghệ cao, nhưng trở ngại lớn về đất đai, cây trồng và con người đã và đang khiến nông nghiệp Việt Nam khó khăn, không thể bứt phá”.

Chuyên gia này nêu thực tế: Ở Mỹ, chỉ có những người nông dân được đào tạo, có trình độ mới tham gia sản xuất nông nghiệp. Còn tại Việt Nam, nghề nông là cha truyền, con nối, sản xuất theo kinh nghiệm, thói quen. Con em nông dân đi học, ít người quay trở lại làm nông, do đó khu vực nông nghiệp được xem là nghèo nhân lực, khó áp dụng mô hình mới, công nghệ mới...

Về tích tụ ruộng đất, theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, quá trình tích tụ ruộng đất cần bảo vệ quyền tài sản của người dân, người dân phải được ký thuê lại đất sản xuất để canh tác và quyền lợi của họ phải được đảm bảo.

TS. Lê Đăng Doanh dẫn ví dụ ở Đài Loan (Trung Quốc): Khi tích tụ ruộng đất, người dân được quyền đồng sở hữu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nông dân khi bán đất được một “cục tiền”, còn sau đó không có đất để sản xuất, đất dồn vào tay “đại gia”.

Theo nhận định của TS. Andrew Wells Dang, chuyên gia cao cấp của tổ chức Oxfam Việt Nam, nông nghiệp đóng góp một phần tỷ trọng GDP và lợi nhuận của ngành này thường thấp hơn khi so sánh với các hoạt động kinh tế khác. Việt Nam lại chú trọng vào công nghiệp hóa, được đánh đồng với hiện đại hóa. Nông nghiệp được coi là trì trệ, thậm chí là “lạc hậu”, là nghề mà chỉ những người nghèo mới làm vì họ không có lựa chọn công việc nào khác.

tich tu ruong dat mo rong han dien khong the lam o at hinh 3
Tiến sĩ Andrew Wells Dang (Ảnh: Oxfam)

TS. Andrew nhấn mạnh: Để đưa tầm nhìn về một nền nông nghiệp bền vững, cần củng cố sự hợp tác hiện tại giữa các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các Viện nghiên cứu, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông tạo nên xã hội dân sự và các doanh nghiệp nông nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề. Đặc biệt cần có tiếng nói của những người nông dân trong các cuộc thảo luận kỹ thuật và chính sách.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, thể chế nông nghiệp đang bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Các chủ thể hộ nông dân, các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ trong nông nghiệp còn yếu…, cơ chế, chính sách một thời gian dài chủ yếu phát triển theo chiều rộng, hướng vào phân khúc chất lượng thấp, chế biến thô; các thể chế quan trọng liên kết như đất đai, tài chính tín dụng, thị trường, khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém, gây trở ngại.

Không những thế, các hình thức và thể chế liên kết giữa các hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ còn kém phát triển, thiếu sự liên kết về trách nhiệm, chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các chủ thể, chưa tạo được các chuỗi sản xuất kinh doanh, chuỗi giá trị bền vững…, ông Tiến cho hay.

Nông nghiệp lạc hậu, có nên “đập đi xây lại”?

Đề cập vấn đề tích tụ ruộng đất hướng tới sản xuất nông nghiệp quy mô lơn, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nêu quan điểm: Cách mạng công nghệ đã, đang và sẽ thay đổi năng lực của người nông dân, không phụ thuộc vào quy mô sản xuất lớn hay nhỏ. Chính vì thế, phải thay đổi tư duy, đào tạo người nông dân để vừa hiện đại hoá nông nghiệp, công nghệ hoá sản xuất mà vẫn giữ được nét văn hoá, di sản dân tộc.

TS. Lê Xuân Nghĩa lưu ý: Nền tảng nông thôn Việt Nam là sản xuất nhỏ nên cần kết hợp sản xuất hàng hóa và cả tự cung tự cấp nữa, không thể chỉ dựa vào doanh nghiệp lớn được. Hơn nữa, nông thôn đang chứa đựng di sản lớn của dân tộc về văn hoá, tín ngưỡng, ẩm thực, sự đa dạng về giống, loài... Chính vì vậy, phải kết hợp vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và du lịch, khai thác lợi thế song song, tương đồng.

Ông Nghĩa lý giải: Nông nghiệp gắn với văn hóa xã hội, có dân tộc thiểu số, có ẩm thực. Chúng ta có di sản lớn của nông nghiệp, nên phát triển cần đi liền bảo tồn và phát huy chứ không thể “đập đi, xây lại”.

tich tu ruong dat mo rong han dien khong the lam o at hinh 4
Người nông dân vẫn phải chịu "thiệt đơn, thiệt kép" trong chuỗi sản xuất quy mô lớn (Ảnh minh họa: KT)

Thời buổi cách mạng công nghệ đã đang và sẽ làm thay đổi năng lực của người nông dân, không phụ thuộc vào mô hình lớn hay nhỏ. Chính vì thế, theo chuyên gia kinh tế này, cần phải thay đổi tư duy, đào tạo người nông dân để vừa hiện đại hóa nông nghiệp, công nghệ hóa sản xuất mà vẫn giữ được nét văn hoá, di sản dân tộc.

TS. Nghĩa phân tích: Ở nông thôn luôn tồn tại doanh nghiệp nhỏ, tiểu hộ, thợ thủ công... Nếu không có các doanh nghiệp nhỏ thì không thể có doanh nghiệp lớn ngành nông nghiệp được. “Chúng ta không thể hiện đại hoá, lớn hóa ngành nông nghiệp hàng hóa khi chỉ tập trung vốn và phát triển cho doanh nghiệp lớn, cần phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, tiểu hộ phát triển” ông Nghĩa nói.

Tại Diễn đàn Nông nghiệp Mua xuân 2017, nhiều đại biểu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa của các hộ nông dân. Cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp có trình độ, năng lực quản trị kinh doanh, ứng dụng khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, cần định hướng và xây dựng thể chế cho ngành nông nghiệp đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường và thu nhập cho người nông dân; nông nghiệp xanh, sạch ứng phó với biến đổi khí hậu; nông nghiệp sử dụng nguồn lực tiết kiệm và nông nghiệp thông minh, công nghệ cao. Một yếu tố then chốt nữa là tôn trọng và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi và lợi ích của hộ nông dân trong sử dụng ruộng đất, chế định rõ cơ sở pháp lý cho sự vận động của các quyền đó trong cơ chế thị trường./.

Trần Ngọc/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Những quán cafe rực rỡ sắc cờ đỏ

Những quán cafe rực rỡ sắc cờ đỏ

08:30 , 25/04/2025

Những ngày tháng Tư, cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trên khắp nẻo đường, góc phố, nhiều quán café trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã trang hoàng rực rỡ sắc cờ để hướng tới ngày lễ trọng đại này.

Tàu, xe "cháy vé" dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tàu, xe "cháy vé" dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

08:00 , 25/04/2025

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày và trùng với dịp khai trương mùa du lịch của nhiều tỉnh, thành phố. Vì vậy, mặc dù còn gần 1 tuần nữa mới chính thức bước vào kỳ nghỉ lễ, song do lượng khách đặt kín, nên đã cháy vé tàu và xe khách tuyến cố định của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.

Dự báo thời tiết 25/4: Thanh Hóa có mưa giông

Dự báo thời tiết 25/4: Thanh Hóa có mưa giông

06:05 , 25/04/2025

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay (25/4), Thanh Hóa có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông.

Đường  Hồ Chí Minh trên biển – Con đường huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển – Con đường huyền thoại

20:00 , 24/04/2025

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển đã kết nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân 1975. Từ những ngày đầu thành lập, hàng trăm thanh niên Thanh Hóa đã tham gia lực lượng cảm tử trên các con “tàu không số”, góp phần làm nên đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường huyền thoại.

Thông báo cấm đường phục vụ Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Thông báo cấm đường phục vụ Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

18:17 , 24/04/2025

Trong thời gian diễn ra Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2025, để tránh gây ùn tắc, phòng ngừa xảy ra tai nạn, làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông, Công an tỉnh Thanh Hoá thông báo thời gian cấm đường như sau.

Thiệu Hóa có trên 2.600 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng nông thôn mới

Thiệu Hóa có trên 2.600 hộ dân tham gia hiến đất xây dựng nông thôn mới

16:32 , 24/04/2025

Phong trào hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã lan tỏa mạnh mẽ, được người dân hưởng ứng tham gia. Qua đó, góp phần thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông trong mùa nắng nóng

Làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông trong mùa nắng nóng

16:30 , 24/04/2025

Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, mùa nắng nóng năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có trên 42.300 ha rừng có nguy cơ cháy rất cao. Trong đó, có gần 10.000 ha rừng thông tập trung chủ yếu ở thị xã Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, các huyện Như Thanh, Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa.

Chuẩn bị phương tiện hoạt động vận tải khách tuyến cố định phục vụ nghỉ lễ

Chuẩn bị phương tiện hoạt động vận tải khách tuyến cố định phục vụ nghỉ lễ

08:58 , 24/04/2025

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 đến hết ngày 5/5) và trùng với khai trương mùa du lịch nên dự báo nhu cầu đi lại bằng ô tô khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của người dân sẽ tăng cao. Hiện nay, Sở Xây dựng và đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng phục vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của hành khách.

Đề xuất đầu tư mở rộng 18 tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Đề xuất đầu tư mở rộng 18 tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

08:32 , 24/04/2025

Để hoàn chỉnh đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, mới đây Ban Quản lý dự án 6 đã báo cáo Bộ Xây dựng về chủ trương nghiên cứu đầu tư mở rộng 18 dự án thành phần đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ 4 làn xe lên 6 làn xe. Một trong số 18 dự án đề xuất đầu tư có 2 dự án qua tỉnh Thanh Hóa là: Mai Sơn – quốc lộ 45 và quốc lộ 45 - Nghi Sơn.

Yêu cầu tăng chuyến bay đến Thành phố Hồ Chí Minh dịp 30/4

Yêu cầu tăng chuyến bay đến Thành phố Hồ Chí Minh dịp 30/4

08:28 , 24/04/2025

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng hàng không Việt Nam về việc tăng tần suất chuyến bay phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).