Tiềm năng phát triển chuỗi giá trị tre luồng Thanh Hóa
Thanh Hóa có diện tích rừng luồng lớn nhất cả nước với hơn 78 nghìn ha, bình quân mỗi năm cung cấp trên 1,6 triệu tấn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Để nâng cao giá trị của cây trồng chủ lực này, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng mới, thâm canh, phục tráng rừng luồng, hỗ trợ hạ tầng vùng luồng tập trung và phát triển cây luồng theo hướng bền vững (FSC). Tuy nhiên, việc phát triển bền vững chuỗi giá trị tre, luồng vẫn còn nhiều hạn chế.
Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án, huyện Quan Hóa đã tập trung đầu tư tâm canh nâng cao giá trị cây luồng, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC).

Người dân sản xuất theo tổ nhóm, được tư vấn kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao ý thức bảo bảo vệ môi trường rừng. Từ đó nâng cao giá trị thu nhập.

Ông Hà Văn Hữu - Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hà Văn Hữu - Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Chúng tôi được tập huấn khai thác, bón phân đúng thời điểm, măng mọc nhiều hơn giá cả ổn định, bảo nhau khai thác theo từng khoảnh"
Phát triển rừng luồng thâm canh theo chuỗi giá trị, thu nhập mỗi ha 1 năm đạt từ 26 - 27 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với trồng luồng truyền thống. Nhưng trong số 78 nghìn ha tre, luồng, vầu của Thanh Hóa, mới có trên 5.400 ha tại hai huyện Quan Sơn và Quan Hóa được liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị và được cấp chứng chỉ FSC.

Việc phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất tre luồng còn rất hạn chế. Toàn tỉnh có 57 cơ sở chế biến, nhưng chỉ có 7 cơ sở chế biến sâu sản xuất đồ mỹ nghệ, than hoạt tính, viên nén, tre luồng ép khối, mỗi năm tiêu thụ khoảng 45% sản lượng, 55% sản lượng còn lại được tiêu thụ qua các cơ sở chế biến nhỏ, lẻ, sản xuất sản phẩm thô. Các nhà máy chưa tạo được sự gắn kết với người trồng để phát triển vùng nguyên liệu ổn định và tăng năng suất, chất lượng. Trong khi đó, trên 46% diện tích tre, luồng hiện nay đang bị thoái hóa do cường độ khai thác quá mức, không được chăm sóc.

Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết: "Chúng ta phải quy hoạch tập trung, tổ chức lại sản xuất.Tất cả các hộ, chủ rừng liên kết lại thành HTX, vùng sản xuất tiêu chuẩn FSC".
Để phát triển chuỗi giá trị tre luồng, cùng với tổ chức sản xuất tập trung, cần chú trọng đầu tư về giống, thâm canh, thu hút doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm để có thể hội nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế, nâng cao giá trị sản phẩm.

Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025, vùng sản xuất tre, luồng, vầu tập trung đạt 112 nghìn ha, trong đó 8% được liên kết cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC và đến năm 2030 tăng lên 12% .

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.