Tiến độ đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp tại Thanh Hoá còn chậm
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung nhiều giải pháp quy hoạch, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp, tạo thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh từ cả phía cơ quan nhà nước và chủ đầu tư nên tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng của nhiều cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất chậm so với kế hoạch đề ra.
Dự án cụm công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc được triển khai từ năm 2019, với diện tích quy hoạch 50ha, chủ đầu tư là Công ty cổ phần 1268.
Sau 4 năm triển khai, dự án vẫn chỉ dừng lại ở khâu quy hoạch, tiến độ rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của nhà đầu tư.
Ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Sau 4 năm triển khai, dự án vẫn chỉ dừng lại ở khâu quy hoạch, tiến độ rất chậm. Tỉnh đã gia hạn đến 3 lần, đến lần thứ 4 nhà đầu tư đã khẳng định không có khả năng làm".
Theo báo cáo của Sở Công thương, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã thành lập được 45 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.681 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 11.934 tỷ đồng. Hầu hết các cụm công nghiệp đều chậm tiến độ so với các Quyết định thành lập và phải điều chỉnh dự án nhiều lần.
Nguyên nhân là do chủ đầu tư gặp khó khăn, chưa tập trung được nguồn lực để triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, nhiều dự án cũng gặp vướng mắc từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Lê Đình Khoa, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Lĩnh vực giải phóng mặt bằng cho các cụm gặp rất nhiều khó khăn, do nguồn gốc đất đai, phạm vi ranh giới vượt thẩm quyền của huyện, một số nhà đầu tư đôi lúc khó khăn nguồn vốn chi trả giải phóng mặt bằng để đáp ứng tiến độ chung của dự án".
Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hoá, các ngành các địa phương đã liên tục tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương triển khai dự án theo đúng tiến độ quy định.
Mới đây, sở Công thương Thanh Hoá cũng đã có tờ trình báo cáo UBND tỉnh xem xét không gia hạn tiến độ cụm công nghiệp Cẩm Châu, huyện Cẩm Thuỷ và cụm công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc…do chủ đầu tư cố tình chậm chễ triển khai. Tinh thần chỉ đạo của tỉnh rất quyết liệt, tuy nhiên trên thực tế, tiến độ các cụm công nghiệp vẫn còn chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, gây lãng phí tài nguyên, đất đai của địa phương. Làm thế nào để tháo gỡ các khó khăn, rút ngắn thời gian thực hiện, sớm đưa các dự án cụm công nghiệp đi vào hoạt động? Đây sẽ là vấn đề được lựa chọn đưa ra chất vấn tại kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Thanh Hoá sắp tới.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
300 tấn gạo Thanh Hoá xuất sang thị trường Singapore
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Cẩm Thuỷ: 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tình hình thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đến hết tháng 10/2024, huyện Cẩm Thuỷ mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 62,7%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương đang quyết liệt chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 955 triệu USD
10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.