Tín dụng chính sách góp phần đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Đi xuất khẩu lao động là hướng thoát nghèo của nhiều người và giải quyết việc làm cho lao động tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, với người nghèo khoản tiền cần thiết để chi trả chi phí đi xuất khẩu lao động là không dễ dàng. Do đó, chương trình vay vốn ưu đãi cho xuất khẩu lao động của ngân hàng chính sách xã hội khai đã và đang tiếp sức cho nhiều người dân có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định, các đối tượng được hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động gồm: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng và người lao động là người dân tộc thiểu số.
Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp. Đến đầu tháng 7/2023, tổng dư nợ cho vay chương trình xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đạt hơn 126 tỷ đồng, với gần 1.850 lao động đang vay vốn.
Ông Hồ Minh Hoàn, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chương trình tín dụng chính sách đi xuất khẩu lao động, ngân hàng đã triển khai đến tất cả các xã, đến nay dư nợ khoảng 8 tỷ, riêng 2023 có 12 đối tượng vay đi xuất khẩu lao động, trong đó có cả vay đi ký quỹ Hàn Quốc, 1 số nước châu Âu, thị trường Đài Loan, ngân hàng tiếp tục kiểm tra giám sát để nguồn vốn phát huy hiệu quả".
Việc triển khai kịp thời, chương trình tín dụng chính sách cho vay xuất khẩu lao động của Ngân hàng chính sách xã hội đã trở thành kênh dẫn vốn quan trọng góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Khai trương trụ sở mới LPBank Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Thanh Hóa vừa khai trương và đi vào hoạt động trụ sở mới tại 280 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa.
Việt Nam chi hơn 3,1 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến giữa tháng 11 năm nay, nước ta đã chi trên 3,1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô.
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Đã có khoảng 13 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ đầu tháng 11 đến nay. Mức tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm theo từng kỳ hạn.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh
Doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đang tăng tốc nhập nguyên phụ liệu để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu 11 tháng bằng cả năm 2023
Tính đến giữa tháng 11 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt hơn 680 tỷ USD. Kết quả này đã bằng hoạt động xuất nhập khẩu cả năm 2023.
Năm 2024 tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
Dự kiến năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đạt trên 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hoá đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.