Tỉnh Thanh Hóa có 178 doanh nghiệp chế biến gỗ
Hiện nay tỉnh Thanh Hoá đang tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến gỗ và lâm sản với công nghệ hiện đại, sản xuất quy mô lớn gắn với vùng nguyên liệu, chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 178 doanh nghiệp, nhà máy chế biến gỗ đang hoạt động. Trong đó, có 15 nhà máy chế biến có quy mô công suất lớn, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, như: Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam, công suất 180.000 m3 sản phẩm/năm; Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, công suất 30.000 m3 ván ép/năm; Nhà máy gỗ Đạm Xuân, công suất 20.000 m3 gỗ xẻ/năm; Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, công suất 30.000 m3 ván sàn/năm…
Ngoài ra, tỉnh cũng vừa thu hút một số dự án mới như Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng tại huyện Lang Chánh; Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam đầu tư Nhà máy sản xuất viên nén gỗ... Trong định hướng thu hút đầu tư, tỉnh tập trung ưu tiên, thu hút phát triển các doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh như đồ gỗ nội thất, ván sàn, ván MDF; viên nén gỗ. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu gỗ đạt 100 triệu USD, đến năm 2030, đưa Thanh Hóa vào nhóm các tỉnh hàng đầu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ.
Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng đất Việt 2024
Tối ngày 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 cho Top 10, Top 100 và Top 200 thương hiệu Việt Nam tiêu biểu. Tỉnh Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp được trao giải Sao Vàng đất Việt lần này.
11 tháng năm 2024: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD
Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD, tăng trên 14%, tương ứng tăng 46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước
Vài năm trở lại đây, các mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua và biếu tặng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chuẩn bị sẵn sàng lượng lớn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới
Tính đến đầu tháng 12 năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam mang lại giá trị hơn 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2025: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD
Năm 2024, xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 26 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2023. Hiện, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 3 về sản xuất với 1,4 tỷ đôi/năm, sau Trung Quốc và Ấn Độ; đứng thứ 2 về xuất khẩu với 1,3 tỷ đôi/năm, chỉ sau Trung Quốc.
Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn
Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD.
Thị xã Bỉm Sơn tập trung triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị
Để thực hiện mục tiêu đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp hiện đại, một trong những giải pháp thị xã đang nỗ lực thực hiện đó là triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tạo không gian và diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Giải phóng mặt bằng: Chỉ hiệu quả khi chủ động, quyết liệt
Trong năm 2024, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện các dự án. Bằng những cách làm khoa học, sáng tạo, các địa phương trong tỉnh đã huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Năm 2025, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP hơn 8%
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Hỗ trợ doanh nghiệp khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển bền vững
Các doanh nghiệp khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, chính quyền các địa phương cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đã triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích, tạo cơ hội để các doanh nghiệp kết nối, hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh cùng nhau phát triển bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.