Top 7 địa điểm du lịch hấp dẫn tại Quan Hóa – Thanh Hóa
Quan Hóa là một trong những điểm du lịch nhiều tiềm năng với nhiều hoạt động thú vị từ du lịch tâm linh, tham quan, check in,… Dưới đây là một số địa điểm du lịch Tết ở Quan Hóa mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể dẫn theo gia đình, bạn bè đến trải nghiệm để tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn.
1. Chùa Ông, động Bà
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều rừng núi, cùng hệ thống hang động đặc sắc, huyên vùng cao Quan Hóa hiện còn lưu giữ những di tích đặc sắc gắn với đời sống, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc, đặc biệt là cụm di tích chùa Ông - động Bà gắn liền câu chuyện tình thủy chung hóa đá.
Tọa lạc dưới chân núi, Chùa ở bên tả sông Mã (thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa) nhìn sang bên kia sông là động Bà Chúa Thượng ngàn. Hiếm có nơi nào lại có di tích một bên là chùa Ông, một bên là động Bà. Xung quanh sự ra đời và tồn tại của thắng cảnh chùa Ông có nhiều truyền thuyết của đồng bào Thái địa phương "nửa thực, nửa hư".



Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, nhà vua phong cho Ngài Lò Khằm Ban chức Thượng tướng thống lĩnh quân cùng ông Tiến sĩ Chương Nghè và quan Tư Mã giao cai quản trấn giữ vùng biên ải phía Tây của đất nước.
Tại cửa sông Lò, sau khi dựng trại nghỉ ngơi, đêm đó Ngài có một giấc mơ kỳ lạ "Ngài đang đến một máng nước để tắm, máng nước to, nước trắng xóa cả một vùng gò sau làng. Ngài đang tắm thì bỗng có một con rắn to quấn chặt thân ngài, ngài la hét vẫy vùng…"
Khi thưc giấc, Ngài kể lại cho quân lính cùng các quan nghe, sau đó lên đỉnh Múng Mường xem thế đất và phong thủy và chọn Mường Ca Da xây dựng thái ấp, doanh trại, cùng Nhân dân khai khẩn đất hoang, làng mạc trù phú. Một đêm đang nghĩ cách đánh tàn quân Minh tại hang Phi, Đức Ông đến báo mộng và bày Ngài cách đánh giặc. Sau đó, Ngài cho dựng mới ngôi đền bằng gỗ mang phong cách dân tộc Lào, gọi tên là Sân Ca Da (tức chùa Ông ngày nay).
Chùa Ông - động Bà không to và đồ sộ như những ngôi chùa và hang động khác. Xung quanh khu vực chùa Ông - động Bà còn giữ được hệ sinh thái tương đối nguyên sơ cùng hệ thống hang động phong phú,mê hoặc. Du khách đến với vùng đất Mường Ca Da còn được đắm chìm với nhiều truyền thuyết hấp dẫn, phong tục tập quán lâu đời của đồng bào Thái nơi thượng du xứ Thanh…

Hàng năm, nhất là vào dịp mùa xuân, đồng bào các dân tộc trong vùng và du khách thập phương thường đến vãn cảnh chùa Ông, động Bà thắp nén hương cầu xin may mắn, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống. Từ chùa Ông, động Bà du khách có thể đi dạo bằng thuyền trên sông Mã, sông Luồng để đến với khu động táng kỳ thú trên hang Pó Cúng. Nhận thức được tầm quan trọng của chùa Ông, động Bà, huyện Quan Hóa đã trùng tu, tôn tạo nhằm phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch tâm linh bền vững.
2. Đền thờ Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban – Lễ hội Mường Ca Da

Lễ hội Mường Ca Da
Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban là vị thủ lĩnh tài ba, giỏi võ nghệ, đã có công giúp vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh khỏi bờ cõi nước ta. Đền thờ của ông nằm trên sườn đồi Pom Kéo thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân. Lối đi lên đền thờ là những bậc thang thấp nên du khách dễ dàng di chuyển. Không khí trong lành, yên tĩnh và sự linh thiêng đã khiến nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng trong tour du lịch tâm linh.
Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban cũng là người đã lập ra Mường Ca Da vào khoảng thế kỉ XV. Lễ hội Mường Ca Da là lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc huyện Quan Hóa, được tổ chức 5 năm một lần vào khoảng tháng 2 âm lịch. Đây là dịp để đồng bào nơi đây tưởng nhớ về vị tướng tài ba của Lê Lợi, có nhiều công đức tri ân với triều đình nhà Lê.
3. Hang Co Phương
Hang Co Phương thuộc bản Sại, xã Phú Lệ. Từ Co Phương trong tiếng địa phương có nghĩa là Cây Khế. Nơi đây từng bị đánh phá ác liệt trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đặc biệt, đây từng là căn cứ quan trọng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu chuyện về hang Có Phương ở bản Sại, là câu chuyện bi tráng về nhiều Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đang ở độ tuổi thanh xuân đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Hang Co Phương
Hang có diện tích khoảng 20 mét vuông, có hai cửa đi vào. Càng vào sâu bên trong lòng hang càng hẹp, xung quanh có khu núi đá Pố Há dài khoảng 60m rộng 40m với các phiến đá xếp chồng lên nhau vô cùng đẹp mắt.
4. Hang Phi


Hang Phi hay còn được gọi là hang Ma, hang Lũng Mu trên núi Pha Cáng thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân. Đây là khu động táng được phát hiện sớm và có số lượng quan tài trong hang lớn nhất Việt Nam.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện mộ phần của người Thái cổ có niên đại hơn 700 năm, ở độ cao hàng chục mét. Những câu chuyện huyền bí, linh thiêng về tục huyền táng xưa trở thành một điểm nhấn khó quên khi du khách thưởng ngoạn quần thể sinh thái này.
5. Du lịch cộng đồng bản Hang



Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên và những giá trị văn hóa còn nguyên vẹn, bản Hang thuộc xã Phú Lệ là một trong số ít các bản được chọn phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Trong đó loại hình Homestay đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến đây, đặc biệt là du khách nước ngoài. Nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn kết nối các tour du lịch sinh thái bản Lác (Mai Châu – Hòa Bình), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh.
6. Bản Bút Xã Nam Xuân
Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc nên thơ, trữ tình. Khi đến bản Bút, du khách không chỉ được thả mình vào vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp mà đến đây du khách còn được khám phá những giá trị văn hóa mang đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái. Bản Bút cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 150km. Bản nằm trong một vùng thung lũng rộng lớn, được bao quanh hơn 1.000 ha rừng nguyên sinh, khí hậu quanh năm mát mẻ và trong lành. Đây là nơi sinh sống của 105 hộ dân tộc Thái.
Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay bản Bút vẫn còn lưu giữ những nếp nhà sàn truyền thống với nét kiến trúc đặc trưng là điểm nhấn trong bức tranh tuyệt đẹp của miền sơn cước này. Đồng bào dân tộc Thái ở đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống, như: trò chơi tó lẹ, ném còn, bắn nỏ, đi cà kheo, kéo co...; Bên cạnh đó, bà con bản Bút còn gìn giữ được văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú được gìn giữ qua nhiều thế hệ, như: xôi ngũ sắc, cá suối nướng, cá đồ, thịt lợn cỏ, gỏi cá dốc, cơm lam, bánh ú... các thôn, bản đều có hương ước, quy ước.




Thật thiếu sót nếu đến bản Bút mà du khách không thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Pha Đay. Để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ, dịu dàng, phóng khoáng của hồ Pha Đay, du khách đi thuyền độc mộc.
7. Hồ Vinh Quang

Hồ Vinh Quang
Đây là hồ tự nhiên thuộc địa phận bản Vinh Quang xã Phú Nghiêm. Tại đây du khách có thể đắm mình trong không gian mênh mông, sơn thủy hữu tình, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên. Cùng với đó là các hoạt động du ngoạn chèo thuyền, câu cá và đặc biệt du khách còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của món gà nướng và canh cá Lăng vô cùng hấp dẫn.

Khai trương Lễ hội du lịch biển Hải Tiến 2025
Tối 19/4, Ủy ban Nhân dân huyện Hoằng Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề “Hải Tiến - Khát vọng toả sáng”. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành, địa phương trong tỉnh, cùng đông đảo Nhân dân và du khách.

Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%
Theo ghi nhận từ nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, lượt tìm kiếm chỗ ở tại nước ngoài tăng vọt, từ 26% lên đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Điểm thú vị là Top những điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ này đều nằm trong khu vực châu Á như: Bangkok, Singapore, Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur, Bali, Osaka, Thượng Hải...

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22
Tác phẩm điện ảnh "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy.

Hải Tiến – Điểm đến an toàn, hấp dẫn hè 2025
Nằm trên bờ biển dài 12,5 km, sau 13 năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa ngày càng toả lên "gam màu tươi sáng" trong bức tranh du lịch muôn màu của xứ Thanh. Đặc biệt, từ khi hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp, Hải tiến đã thực sự trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn mỗi khi hè về.

Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 sẽ khai mạc tối ngày 19/4
Tối ngày 19/4, tại huyện Hoằng Hóa sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề "Hải Tiến – Khát vọng toả sáng"; đây cũng là sự kiện mở màn cho mùa du lịch biển Hải Tiến nói riêng và Thanh Hoá nói chung, nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với Thanh Hóa trong mùa hè năm nay.

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Nhân kỷ niệm 703 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3 năm Nhâm Tuất 1322 - 23/3 năm Ất Tỵ 2025), sáng 18/4, tại xã Thiệu Trung, Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hoá đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025. Dự lễ có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và du lịch, đại diện Hội đồng dòng họ Lê Việt Nam.

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5
Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Hội An trong 7 ngày liên tục, từ tối ngày 25/4 - 1/5 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú, hấp dẫn.

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu
Mặc dù ngày 18/4, Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025 mới chính thức khai mạc, nhưng trong ngày 17/4, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc bắt đầu diễn ra, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.