Trái cây Thanh Hóa cung cấp khoảng 50% cho thị trường trong tỉnh
Chuẩn bị cho vụ tiêu thụ lớn nhất trong năm, các nhà vườn, trang trại trên địa bàn Thanh Hóa đã tập trung chăm sóc diện tích cây ăn quả. Do trình độ thâm canh của người dân ngày càng cao nên lượng trái cây sản xuất tại Thanh Hóa cung cấp cho thị trường trong tỉnh dịp Tết khá dồi dào, chất lượng tốt.
Để có sản phẩm bán vào dịp Tết, ngay từ tháng 6, gia đình bà Văn Thị Thuận, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành đã tập trung chăm sóc cho 2.000 cây ổi lê. Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, sản phẩm được chứng nhận Ocop 3 sao cấp tỉnh nên ngay từ giữa tháng 11 năm 2022, sản phẩm trong vườn của bà Thuận đã được ký hợp đồng tiêu thụ để thu hái trong dịp Tết. Bà Văn Thị Thuận, thôn Vạn Bảo, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành cho biết: "Nhà tôi ký hợp đồng với doanh nghiệp lớn nhập vào siêu thị, tôi có dự kiến là khoảng 2 tháng nữa vào tết thì số lượng hàng đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp".
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 22.000 ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích cây cho thu hoạch trong dịp tết là gần 3.000 ha gồm cam, bưởi, quýt, ổi. Các địa phương có diện tích cây ăn quả lớn là Thạch Thành, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Thọ Xuân, Yên Định, Như Xuân, Như Thanh. Tại các địa phương này đã hình thành được các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ.
Đặc biệt, trong năm nay, điều kiện thời tiết thuận lợi, các chủ vườn, trang trại chú trọng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nên cây ăn quả ít dịch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao. Toàn tỉnh đã có 30 sản phẩm cây ăn quả được công nhận sản phẩm Ocop cấp tỉnh. Một số vùng trồng cam, bưởi, ổi... đã đăng ký nhãn hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý nên có thị trường tiêu thụ Tết. Dự kiến, sản lượng trái cây thu hoạch trong dịp tết năm nay đạt khoảng 40.000 tấn, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh.
Ông Nguyễn Quang Nam, Bí thư Đảng ủy xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành cũng cho biết: "Hiện nay, đối với các chuỗi siêu thị đã đưa đến thị trường như là thành phố HCM, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hợp tác xã cũng đã ký hợp đồng đưa các sản phẩm vào các siêu thị, ngoài ra còn các chợ đầu mối, các cửa hàng hoa quả, các tỉnh tiêu thụ. Trong thời gian tới cùng với cấp ủy chính quyền cùng với bà con nông dân mở rộng diện tích, đầu tư chăm sóc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm".
Ông Nguyễn Đình Sính, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân cho biết thêm: "Hiện nay, địa phương có 4 sản phẩm Ocop đã được công nhận. Trong thời gian tới, địa phương cũng đang giúp đỡ các hộ tiếp tục phát triển sản phẩm nó đạt kết quả cao hơn và mang lại sản phẩm và giá trị cao hơn".
Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả đạt 30.500 ha với các loại như cam, bưởi, ổi, dứa, chuối… trong đó có trên 18.000 ha sản xuất tập trung; sản lượng quả đạt trên 460.000 tấn/năm; giá trị thu nhập 5.400 tỷ đồng.
Để nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả, các địa phương đều định hướng đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm cây ăn quả của Thanh Hóa nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Thanh Hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hoá năm 2024 đạt gần 198 nghìn tỷ đồng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 198 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% kế hoạch và tăng 14,3% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.