Tránh dịch Covid-19, bệnh nhân suy thận mãn chạy thận ngay tại nhà
Thay vì phải đến bệnh viện 3 lần/tuần, nguy cơ cao bị Covid-19, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thể lựa chọn lọc máu tại nhà- lọc màng bụng, chỉ cần một tháng đến viện một lần.
Chiều 28/10, Bệnh viện Thận Hà Nội tổ chức hội nghị khoa học về lọc màng bụng. Kỹ thuật này đã được thực hiện hơn 20 năm, chứng minh hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật.
GS.TS Võ Tam, Phó Chủ tịch Hội Thận Tiết niệu Việt Nam cho biết bệnh thận mạn là một vấn đề của sức khỏe toàn cầu. Trong đó, có 3 phương pháp điều trị thay thế thận là ghép thận, lọc máu (thận nhân tạo) và lọc màng bụng.
Ghép thận là phương tối ưu nhất song rất khó tìm được nguồn cho thận, chi phí cao (phẫu thuật và thuốc hằng ngày), nguy cơ thải ghép, tác dụng phụ của thuốc thải ghép. Phổ biến nhất hiện nay là lọc máu. Nhược điểm của nó là cuộc sống của bệnh nhân gắn liền với bệnh viện (3 lần/tuần), ăn kiêng nghiêm, tình trạng sức khỏe ít ổn định, thường mệt trước và sau lọc máu, nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi cao…
Trong khi đó, lọc màng bụng là phương pháp sử dụng màng bụng của chính bệnh nhân như một bộ lọc. Ưu điểm của nó là đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp cho mọi lứa tuổi, bảo tồn chức năng thận tốt… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng ít bị hạn chế hơn so với bệnh nhân lọc máu. Chi phí hàng tháng cũng thấp hơn. Tuy nhiên nhược điểm là bệnh nhân luôn phải mang catheter trong bụng và bụng hơi to do có dịch, cần tuân thủ đúng hướng dẫn, trang bị tại nhà phòng thay dịch, nguồn nước sạch và chỗ chứa dịch…
Theo GS Tam, lọc màng bụng giúp bệnh nhân ít lệ thuộc vào bệnh viện, chỉ đến bệnh viện một tháng/lần để tái khám và nhận dịch. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà sau khi hướng dẫn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, đặc điểm của bệnh nhân thận là sức đề kháng rất kém, người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền. Vì thế, khi mắc Covid-19, tỷ lệ tử vong rất cao.
Cũng vì thế, trong tình hình dịch Covid-19, các trung tâm lọc máu phải thực hiện hàng loạt các quy trình để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một số thậm chí yêu cầu bệnh nhân phải xét nghiệm SARS-CoV-2, điều này làm tăng thêm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc người bệnh đến trung tâm lọc máu để chạy thận cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
"Khi đại dịch xảy ra thì vấn đề điều trị tại nhà được đặt ra trong đó lọc màng bụng tại nhà có nhiều ưu điểm. Bệnh nhân chỉ cần đến bệnh viện 2 tháng/lần (do ảnh hưởng của dịch phía Bảo hiểm y tế cho kéo dài 2 tháng thay vì một tháng), khác với bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải đến bệnh viện 3 tuần/lần", BS Dũng cho biết.
Đến nay Việt Nam mới có 50 bệnh viện triển khai phương pháp lọc màng bụng. Tại Bệnh viện Thận Hà Nội cũng có 41 bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Biến chứng mà nhiều người lo ngại khi thực hiện kỹ thuật này là viêm phúc mạc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thực tế điều này không quá đáng sợ, không phải là nỗi ám ảnh khi bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn.
Vì thế, trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay thì lọc máu tại nhà nên là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối so với lọc máu tại bệnh viện.
BS Phan Tùng Lĩnh, Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cho biết kỹ thuật này đòi hỏi một đội ngũ nhân viên y tế đồng bộ được đào tạo những kiến thức cơ bản về điều trị và chăm sóc để đảm bảo chất lượng lọc máu. Đặc biệt, cần có đầy đủ kiến thức để hướng dẫn bệnh nhân suy thận để có được cuộc sống chất lượng và điều trị lâu dài. Vì thế, với tư cách là bệnh viện đầu ngành về thận của Hà Nội, Bệnh viện triển khai nhiều khóa đào tạo (3 tháng, 6 tháng) về kỹ thuật lọc màng bụng cho các bệnh viện trên địa bàn cũng như một số tỉnh lân cận.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cũng nhấn mạnh hy vọng đến năm 2020 có thể thiết lập được mạng lưới lọc màng bụng. Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về thận, lọc máu của Hà Nội, Bệnh viện Thận Hà Nội sẽ song hành và hỗ trợ các bệnh viện trong việc thiết lập các đơn nguyên lọc màng bụng (xây dựng bảng kiểm về trang thiết bị, chuyển giao quy trình…).
Nam Phương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.