Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được đánh giá là ngôi sao kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm là 5,3% trong 30 năm qua, nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, với mức tăng trưởng trên 7%.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top các nước có dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 đến 2029 và sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đặt chân vào hàng ngũ các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Điều này mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Khảo sát của JETRO (Nhật Bản) cũng cho rằng, năm 2025 sẽ có hơn 60% công ty Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh, họ coi Việt Nam là điểm phát triển kinh doanh hấp dẫn nhất trong ASEAN.

Một trong những tác động tích cực của triển vọng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam trong năm 2025 cũng được chỉ ra là khả năng phục hồi nhu cầu xuất khẩu. Khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc dần ổn định, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng lên. Trong bối cảnh này, việc đa dạng hóa quan hệ thương mại và đầu tư trở nên cực kỳ quan trọng. Việt Nam cần tận dụng cơ hội để tăng cường quan hệ kinh tế với các đối tác mới, đồng thời duy trì và phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống.

Thường Xuân có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chọn những sản phẩm có lợi thế để phát triển thành sản phẩm OCOP, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất; tổ chức cho các chủ thể đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Nạo vét, khơi thông kênh thủy lợi mùa khô đạt 107,7%
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch. Trong đó, khối lượng nạo vét kênh liên huyện, liên xã là 447.000 m3; kênh nội đồng là 858.000 m3.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 5,1%
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, quý 1 năm 2025, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 86,14 triệu USD, tăng hơn 5,1% so với cùng kỳ.

Hơn 102.580 tỷ đồng phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, dư nợ tín dụng phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 102.580 tỷ đồng với gần 462.440 khách hàng còn dư nợ.

Khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng
Cục Thuế vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các chi cục thuế khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị, doanh nghiệp.

Bí quyết đầu tư và kinh doanh trong kỷ nguyên mới
Chiều ngày 15/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Tập đoàn Cen Group, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức diễn đàn doanh nhân số đặc biệt với chủ đề “Bí quyết đầu tư và Kinh doanh trong kỷ nguyên mới”.

Sacombank khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa
Sáng ngày 15/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa tại địa chỉ Phố Trung Sơn, Tỉnh lộ 510, Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa.

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025.

Gần 80% phương tiện thủy nội địa hết hạn đăng kiểm
Để đảm bảo trật tự giao thông đường thủy, lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử lý phương tiện thủy nội địa không có đăng ký, đăng kiểm, quá hạn kiểm định... Tuy nhiên, hiện nay Thanh Hóa vẫn còn gần 80% phương tiện thủy nội địa không có đăng kiểm, hoặc đã quá hạn kiểm định.

Đánh giá diễn biến triều - mặn phục vụ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2025
Mùa khô năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tích cực chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai điều tra triều - mặn trên hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Qua đó đánh giá diễn biến triều - mặn, bổ sung chuỗi số liệu để dự báo xâm nhập mặn phục vụ sản xuất và dân sinh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.