Triển vọng tích cực về cơ hội việc làm ngành công nghệ số tại Thanh Hóa
Xu hướng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành công nghệ số tại Thanh Hóa đang ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Nếu như đối với nhiều lĩnh vực, ngành nghề yêu cầu người lao động phải trực tiếp làm việc tại trụ sở doanh nghiệp; thì công việc ngành công nghệ số lại có sự khác biệt khi không phụ thuộc quá nhiều vào không gian, thời gian.
Trên thực tế, nhiều công ty về công nghệ số nổi tiếng thế giới đã cho phép nhân viên làm việc từ xa khi vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng công việc. Chính điều này đã tạo ra sự chuyển dịch lao động từ các thành phố lớn về các địa phương.
Đối với doanh nghiệp này, hầu hết nhân sự trước đây đều làm ở chi nhánh Hà Nội, nhưng từ đầu năm 2024, khi đơn vị quyết định mở thêm trụ sở tại Thanh Hóa thì các nhân sự quê Thanh Hóa đã về làm việc và sinh sống tại quê hương.
Ông Phan Hoàng Ba, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ VIK Solution, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Trong định hướng của công ty thì trụ sở Thanh Hóa sẽ là nơi đảm nhiệm những phần việc chính của công ty, đóng vai trò là đầu não công ty".
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 337 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Xu hướng chuyển đổi số đã góp phần thúc đẩy các ngành nghề, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ nói chung tăng trưởng mạnh mẽ. Nhờ đó, lao động trong ngành công nghệ số cũng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu về mức lương, vị trí việc làm ngay tại quê hương mà không cần phải đi xa.
9 tháng năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tích cực
9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ 2023
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137 ngày 23/10/2024 nhằm hướng dẫn cơ quan nhà nước chuyển đổi một số hoạt động lên môi trường điện tử toàn trình.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Các chủ thể sản xuất đã tích cực đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhãn mác bao bì, đồng thời chủ động tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Huyện Thọ Xuân xây dựng nhãn hiệu tập thể
Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là “giấy khai sinh” cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thời gian qua chương trình phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đã từng bước được huyện Thọ Xuân quan tâm tạo dựng.
Phát động chiến dịch tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
Để giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã phát động chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”. Chiến dịch vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trên toàn quốc. Chiến dịch tuyên truyền được triển khai từ ngày 10/10 - 20/11/2024.
Phát triển nông nghiệp chủ lực ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn
Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ngành Nông nghiệp đã và đang cùng với các địa phương tích cực thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Từ ngày 1/10/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Đến nay đã có hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
Viettel chính thức phát sóng mạng 5G tại Thanh Hóa
Chỉ sau 6 tháng nhận giấy phép sử dụng tần số 2.600 MHz, Viettel đã tuyên bố khai trương mạng 5G, trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G chính thức tại Việt Nam. Tại Thanh Hóa, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng về hạ tầng công nghệ, hiện nay, người dân một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã có thể sử dụng các gói cước 5G của Viettel một cách thuận lợi, dễ dàng.
Khoảng 38 triệu tài khoản đã xác thực sinh trắc học
Theo thông tin từ Ngân hàng nhà nước, sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện xác thực sinh trắc học, biện pháp này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc phòng, chống lừa đảo.
Chính thức vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia tại địa chỉ truyxuatnguongoc.gov.vn
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.