Trồng rau theo phương pháp thủy canh – xu hướng phù hợp với không gian nhà phố
(TTV) - Hiện nay, mô hình trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh đang được rất nhiều gia đình áp dụng. Với các thiết bị gọn nhẹ, đơn giản, dễ lắp đặt, phương pháp thủy canh vừa tạo ra nguồn rau sạch, an toàn vừa tăng thêm không gian xanh và tính thẩm mỹ cho chính ngôi nhà trong phố.
Trước nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng nông sản sạch, đặc biệt là rau củ quả, phục vụ bữa ăn hằng ngày của người dân, trong khi ở đô thị, khoảng không gian dùng để trồng cây bị thu hẹp, thì sự xuất hiện của phương pháp trồng rau thủy canh đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.
![]() |
Gần một năm nay, gia đình ông Hoàng Sỹ Tiến, ở phố Hàn Thuyên, thành phố Thanh Hóa, đã dành 30m2 ban công để trồng rau bằng phương pháp thủy canh. Với ông, việc chăm sóc, thu hoạch các loại rau sạch này khá đơn giản và có thể đáp ứng nhu cầu rau hằng ngày của gia đình, từ các loại rau ăn đến các loại rau gia vị.
![]() |
Để làm một hệ thống trồng rau thủy canh hoàn chỉnh, vận hành tốt thì chi phí ban đầu dao động từ 6 đến 28 triệu đồng tùy theo loại hệ thống vô cơ, hữu cơ hay số lượng rau mà hộ gia đình cần sử dụng. Bình quân một giàn rau khoảng 4m2 có thể đáp ứng được nhu cầu rau sạch của từ 2 đến 3 người lớn.
![]() |
Với những ưu điểm vượt trội như dụng cụ nhỏ gọn, tiết kiệm đất, dễ chăm sóc, phù hợp với không gian nhà phố, phương pháp trồng rau thủy canh được xem là rất thiết thực đối với các hộ dân sống tại các đô thị trong việc tạo ra các sản phẩm rau xanh, sạch, an toàn.
![]() |
Theo Bản tin Thời sự tối TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.