Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những phong trào thi đua nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo do ngành Giáo dục phát động. Tại Thanh Hóa, phong trào này đã mang đến một luồng gió mới, góp phần tạo nên những thay đổi rõ nét trong dạy và học của các nhà trường, nhằm xây dựng một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, có văn hóa, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Với các cô cậu học trò ở trường tiểu học, THCS & THPT Nobel School, mỗi ngày đến trường không chỉ là sự phấn khởi trong học tập mà thực sự là những ngày vui. Bởi ở đây, ngoài học kiến thức, các em còn được vui chơi, trải nghiệm, khám phá và phát huy hết năng lực, sở trường của mình.
Em Nguyễn Bảo Trang, Lớp 4A3, trường TH, THCS & THPT Nobel School, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Học ở đây em rất vui, được thầy cô quan tâm, chăm sóc, em được học những môn mình thích và thấy nơi đây như ngôi nhà thứ 2 của mình".
Nobel School là hệ thống giáo dục liên cấp từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông với 11 ngôi trường, gồm: 4 trường học liên cấp và 7 trường mầm non, đứng chân tại Thành phố Thanh Hóa và nhiều huyện trên địa bàn tỉnh. Hệ thống giáo dục này được xây dựng theo mô hình trường học hạnh phúc. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, Nobel School đã khẳng định được vị thế của mình, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đáp ứng nhu cầu giáo dục theo phương pháp mới, đào tạo học sinh trở thành những công dân có đầy đủ phẩm chất và hội nhập Quốc tế.
Với hơn 900 học sinh ở 31 lớp học, những năm qua, trường liên cấp tiểu học, THCS & THPT Nobel School đã tận dụng mọi nguồn lực để thiết lập môi trường an toàn, hạnh phúc, trong đó đội ngũ giáo viên là những người đóng vai trò then chốt. Để mang lại hứng thú học tập cho các em, nhà trường bắt đầu từ việc thay đổi tư duy của giáo viên, phối hợp tốt với phụ huynh từ cách dạy học đến cách chia sẻ, lắng nghe cảm xúc của chính các em. Lấy học sinh làm trung tâm, thầy cô giáo luôn chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Thay vì truyền thụ kiến thức theo kiểu một chiều, thì với phương pháp học mới, các em học sinh được trực tiếp quan sát, thực hành. Qua đó, những môn học tưởng chừng như khô khan nhưng khi được trực tiếp trải nghiệm, khám phá, các em lại có hứng thú và lưu lại kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Em Lê Huyền Anh Thư, Lớp 11A4, trường TH, THCS & THPT Nobel School, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ em thấy mình tự tin hơn, năng động hơn. Em được học những điều mình thích và em cảm thấy rất vui, từ đó kết quả học tập của em cũng tốt hơn".
Xác định trường học không chỉ là nơi truyền dạy kiến thức mà còn là nơi nuôi dưỡng và truyền tải cảm xúc tích cực; kỹ năng, yếu tố phát triển năng khiếu của các em đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển. Vì vậy, ngoài chương trình học chính khóa, trường tiểu học, THCS & THPT Nobel School đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ từ năng khiếu đến thể thao, để các em có thể lựa chọn chương trình mà mình yêu thích. Qua đó giáo viên cũng phát hiện được thế mạnh của từng học sinh, phối hợp cùng gia đình định hướng bồi dưỡng.
Thầy Lê Đình Sỹ, Hiệu trưởng trường TH, THCS & THPT Nobel School, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trường học hạnh phúc luôn là phương châm hành động và mục tiêu mà nhà trường hướng tới. Bên cạnh khuôn viên và cơ sở vật chất thì phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức là vô cùng quan trọng".
Lấy cảm hứng từ mô hình "Happy School" của tổ chức Văn hoá- Giáo dục và Khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO), mô hình trường học hạnh phúc" bắt đầu triển khai tại thành phố Thanh Hoá từ năm học 2020-2021 và nhanh chóng nhân rộng tại 155 cơ sở giáo dục trên địa bàn. Trọng tâm mô hình này là xây dựng "Trường học hạnh phúc - giáo viên hạnh phúc - học sinh hạnh phúc". Với ba tiêu chí quan trọng, cốt lõi đó là: xây dựng môi trường học đường với tình yêu thương, sự an toàn và tôn trọng, giúp học sinh cảm nhận "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Để tổ chức mô hình này, các nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục, tăng cường giáo dục kỹ năng bên cạnh xây dựng nền tảng tri thức, tạo dựng môi trường ứng xử lành mạnh, đề cao sự chia sẻ yêu thương. Mục tiêu không chỉ nhằm làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học, mà hạnh phúc còn lan tỏa đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội.
Chị Nguyễn Thị Hải Yến, Phụ huynh học sinh trường TH, THCS, THPT Fansipan, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi thấy rất hài lòng và yên tâm cho con mình học tập tại trường Fansipan. Bởi không chỉ giáo dục về trí tuệ mà còn phát triển toàn diện về thể lực và nhân cách. Bên cạnh đó là những hoạt động trải nghiệm mà trường đem đến cho các con".
Thầy Lê Thế Sơn, Hiệu trưởng trường TH, THCS & THPT Fansipan, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà trường được xây dựng đáp ứng chuẩn quốc gia, tiến tới chuẩn quốc tế. Ngoài chương trình học các bộ môn văn hóa, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, kỹ năng, hoạt động trải nghiệm... để các em thoải mái trong học tập và tự tin tỏa sáng".
Với phương châm "Học trò an toàn, thầy cô an lòng, phụ huynh an tâm" để "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", xây dựng mô hình trường học hạnh phúc không chỉ một sớm một chiều, mà là cả quá trình. Là chặng đường dài, không có điểm dừng, đòi hỏi sự thay đổi về thái độ và hành động, là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình và toàn xã hội. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc đang lan tỏa khắp các vùng miền. Đến nay, 100% trường học các cấp từ mầm non đến Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng trường học hạnh phúc. Đây là quyết tâm lớn của ngành giáo dục trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra, để trường học luôn là nơi mà thầy cô và các em học sinh muốn đến mỗi ngày.
Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc
Việc đẩy mạnh tuyên truyền và phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Qua nhiều hình thức truyền thông và giáo dục, tình trạng học sinh hút thuốc ngày càng giảm, đồng thời mô hình trường học không khói thuốc được hình thành.
Thanh Hoá còn hơn 1000 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá còn 1.004 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 2,34%. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định 71 ngày 30/6/2020 của Chính phủ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hoá đã tích cực vận động giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Dạy học ngôn ngữ: Xu hướng đổi mới và ứng dụng
Sáng ngày 21/12, trường Đại học Hồng Đức phối hợp với trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề "Dạy học ngôn ngữ: xu hướng đổi mới và ứng dụng".
Chung kết cuộc thi “ Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu”
Sáng ngày 21/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Chung kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu" và trao giải cho các đội. Cuộc thi do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Nhiều hoạt động giáo dục ngoại khoá kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cán bộ, giáo viên và học sinh thêm hiểu, tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.