Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Tính trung thực chưa được đảm bảo
Thời điểm phát sinh dữ liệu và ghi nhận diễn ra không đồng thời, cách thức lưu trữ truyền thống dễ phát sinh sự nhầm lẫn, thay đổi thông tin.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là hoạt động tuy còn khá mới ở Việt Nam song đã và đang được triển khai nhanh chóng. Khi tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến, người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng.
Chưa rõ ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc
Theo bà Đặng Thị Phương Ninh, Tổng Giám đốc Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải (COFIDEC), hiện nay, các sản phẩm nông, thủy sản từ Việt Nam xuất khẩu ra thế giới với số lượng ngày càng nhiều. Do đó, truy xuất nguồn gốc là yếu tố nền tảng quan trọng để tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn, từ đó hình thành sự an tâm, tin tưởng và trung thành của khách hàng nhập khẩu với các sản phẩm và uy tín thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.
![]() |
Bà Ninh cho biết, tại COFIDEC, việc truy xuất nguồn gốc được thực hiện nghiêm túc đối với 100% khách hàng nhập khẩu với sản lượng hơn 5.000 tấn các loại sản phẩm nông, thủy sản chế biến trong năm 2018. Từ đó COFIDEC dần đạt được sự tín nhiệm và trung thành từ các khách hàng lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tuy nhiên theo bà Ninh, hiện tại tính trung thực của dữ liệu trong truy xuất nguồn gốc vẫn chưa được đảm bảo toàn diện trong quá trình vận hành hệ thống. Nhất là khi thời điểm phát sinh dữ liệu và ghi nhận diễn ra không đồng thời, cách thức lưu trữ truyền thống bằng hồ sơ nên dễ phát sinh sự nhầm lẫn, thay đổi thông tin. “Điều này khiến các khách hàng nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp trong nước phải tiêu tốn rất nhiều công sức, tài chính để kiểm soát hệ thống truy xuất nguồn gốc truyền thống”, bà Ninh cho hay.
Theo ông Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP HCM, trong hệ thống truy xuất nguồn gốc, tem truy xuất nguồn gốc là yếu tố quan trọng đóng vai trò định danh đối tượng, cần truy xuất, giúp liên kết dữ liệu và truy cứu thông tin truy xuất trong suốt chuỗi cung ứng. “Tuy nhiên, quy trình truy xuất nguồn gốc mới là yếu tố đảm bảo cho sự thành công và tin cậy của một hệ thống truy xuất nguồn gốc”, ông Trung khẳng định.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc, chưa hiểu đúng bản chất của ruy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành hàng cụ thể.
Tận dụng ưu thế của công nghiệp 4.0
Chia sẻ kinh nghiệm thực hành cơ chế truy xuất nguồn gốc tại quốc gia của mình, bà Amy Guihot, Tham tán Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, truy xuất nguồn gốc là một phần quan trọng của hệ thống quản lý thực phẩm tại Australia, là yêu cầu bắt buộc đối với thực phẩm trong nước và xuất khẩu.
Do vậy, với những doanh nghiệp chế biến thực phẩm, truy xuất nguồn gốc phải xác định được nguồn gốc của tất cả nguyên liệu đầu vào của thực phẩm như nguyên liệu, chất phụ gia, các thành phần khác, quy cách đóng gói…
“Quy trình truy xuất nguồn gốc ở Australia phải cung cấp được tên và địa chỉ của nhà cung cấp, tên và địa chỉ khách hàng, ngày giao dịch và giao hàng, chi tiết lô hàng, khối lượng và số lượng của sản phẩm khi giao hàng và bất kỳ hồ sơ sản xuất nào khác có liên quan”, bà Amy Guihot cho hay.
Do đó đối với quy trình truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam, bà Amy Guihot cho rằng, khi doanh nghiệp tham gia vào hệ thống này trong tương lai sẽ hài hòa liên kết những quy định truy xuất nguồn gốc áp dụng trong nước. Ngoài ra, sẽ có giấy chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm được công nhận đối với một số loại thực phẩm…
“Hiện tại Australia đã có một số dự án truy xuất nguồn gốc hợp tác với Việt Nam như dự án truy xuất nguồn gốc thịt bò tại TP HCM. Dự án phát triển và công nhận tiêu chuẩn Australia cho sản phẩm thịt bò làm mát nhằm giúp hương vị ngon hơn, nâng cao tính an toàn, cạnh tranh hơn và cải thiện những quy định kiểm soát giết mổ”, bà Amy Guihot thông tin.
Theo bà Đặng Thị Phương Ninh, khi cách mạng 4.0 bùng nổ với nhiều công nghệ tiên tiến và tính ứng dụng thực tiễn cao như công nghệ đám mây, Blockchain kết hợp với các thiết bị phần cứng và chíp điều khiển ngày càng trở nên nhỏ hơn nhưng lại mạnh mẽ gấp nhiều lần. Với ưu điểm đó, việc ứng dụng các thành quả cách mạng 4.0 vào vấn đề truy xuất nguồn gốc nói riêng và mọi mặt của đời sống nói chung sẽ trở thành xu thế của thời đại.
“Dự kiến trong tương lai gần, COFIDEC sẽ thực hiện áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử cho toàn bộ chuỗi cung ứng để hướng tới phát triển bền vững
Vấn đề truy xuất nguồn gốc là tính trung thực của dữ liệu, nhưng thực tế vẫn chưa được đảm bảo toàn diện trong quá trình vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc”, bà Ninh nói.
Nguyễn Quỳnh/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, giải ngân vốn đầu tư công được coi là một lực đẩy quan trọng. Kết thúc tháng 4, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư công được hơn 128.000 tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã nỗ lực, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp duy trì, phát triển thị trường khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Do thời tiết thuận lợi, các loại hình du lịch đa dạng, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức, cùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, lượng du khách đến Thanh Hóa những ngày qua đạt con số ấn tượng. Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp lễ này, toàn tỉnh đã đón khoảng 1,6 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kì năm ngoái, tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định sức hút ngày càng lớn của du lịch Thanh Hoá trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả
Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Thanh Hóa phát triển nông nghiệp thông minh
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam
Việt Nam được nhận định là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó đoán định, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI tập trung vào chất lượng, hàm lượng công nghệ cao để trở thành trung tâm sản xuất, trung chuyển mới tại khu vực.

Đẩy nhanh tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh
Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, trạm bơm Hoằng Khánh, Hoằng Hoá có nhiệm vụ lấy nước từ sông Mã tưới cho 18.490 ha thuộc 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc. Trạm bơm đã được phê duyệt nâng cấp từ tháng 12/2024. Đến đầu tháng 5/2025, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đơn vị thi công chính đã hoàn thành khoảng hơn 40% khối lượng công việc so với giá trị hợp đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.