ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Từ thiện

Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.

Minh Quyên

09/10/2024 15:56

Hơn 6 năm nay, những thành viên Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện xanh đã trở nên quen thuộc với các y, bác sĩ và bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa. Đều đặn, vào thứ 3 hàng tuần, CLB Thiện nguyện xanh lại có mặt tại sảnh bệnh viện với gần 600 suất ăn bảo đảm vệ sinh, dinh dưỡng phát miễn phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Để có được một bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các thành viên trong CLB đã chuẩn bị nguyên liệu từ sáng sớm, trực tiếp lựa chọn thực phẩm tươi ngon, phân loại và chế biến. Thấu hiểu những khó khăn vất vả mà người bệnh phải trải qua và mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình, giúp họ vượt qua bệnh tật, các thành viên trong CLB đã tự góp tiền, góp sức để chuẩn bị và mang những suất cơm đến với người bệnh.

Từ thiện- Ảnh 1.

CLB Thiện nguyện xanh được thành lập từ tháng 4 năm 2018. Từ khoảng 20 thành viên ban đầu, đến nay, CLB đã thu hút gần 100 tình nguyện viên tham gia. CLB Thiện nguyện xanh không chỉ được biết đến với các hoạt động thiện nguyện tại bệnh viện, mà còn có mặt trong các hoạt động hỗ trợ Nhân dân vùng lũ trong và ngoài tỉnh; xây trường cho các em học sinh vùng cao; tặng áo ấm cho trẻ; hỗ trợ chăm sóc trẻ mồ côi; tổ chức và tặng quà Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi tại các trung tâm bảo trợ; tặng quà, nhu yếu phẩm cho Nhân dân vùng cao; tổ chức phiên chợ nhân đạo...

Từ thiện- Ảnh 2.

Chị Nguyễn Thị Lan, Chủ nhiệm CLB Thiện nguyện xanh

Chị Nguyễn Thị Lan, Chủ nhiệm CLB Thiện nguyện xanh cho biết: "CLB Thiện nguyện xanh với tiêu chí là yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, hàng tuần CLB phát 600 suất ăn cho bệnh nhân tại Bệnh viện ung bướu và 250 suất ăn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngoài việc gửi yêu thương tới những người bệnh, chúng tôi còn gửi yê thương tới đồng bào lũ lụt, chúng tôi có các chuyển hàng ủng hộ bà con vùng lũ ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, đặc biệt là ở Cao Bằng"

Hàng trăm suất cơm đã được gửi đến tận tay các bệnh nhân. Những suất cơm được chắt chiu từ sự tử tế, thiện lương của các thành viên trong CLB Thiện nguyện xanh đã giúp người bệnh vơi đi gánh nặng trong chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật.

Từ thiện- Ảnh 3.

Mỗi khi đất nước gặp khó khăn do dịch bệnh, thiên tai thì truyền thống "tương thân, tương ái" của người Việt Nam lại được phát huy cao độ thông qua những phong trào, hoạt động thiện nguyện, từ thiện diễn ra trên khắp cả nước. Siêu bão Yagi đã đi qua, nhưng hậu quả mà nó để lại vô cùng nặng nề với tình trạng sạt lở và ngập lụt nghiêm trọng. Đáp lại lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa, nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh đã cùng chung tay giúp đỡ đồng bào vùng bão lũ.

"Lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân" là giá trị truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người Việt từ bao đời nay. Trong những ngày qua, triệu tấm lòng đều hướng về các vùng đất bị cô lập, nơi nhiều người đang mong chờ sự hỗ trợ. Ai có gì giúp nấy, người có nhiều giúp nhiều, người khó khăn ít chia sẻ với người khó khăn hơn. Các địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, dù thiệt hại rất nặng nề sau bão vẫn "nhường" suất cứu trợ của Trung ương cho các địa phương khác khó khăn hơn… Sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, hành động đẹp, nghĩa cử đẹp với tinh thần tự giác cao độ, đã và đang bừng dậy, tỏa sáng ở khắp nơi trong cả nước, kịp thời chia sẻ, sưởi ấm, động viên những người dân trong cơn hoạn nạn. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no…" thực sự đúng trong những thời khắc gian nan như thế này ở các địa phương bị thiệt hại bởi bão lũ, lở đất.

Từ thiện- Ảnh 4.

Cùng với Nhân dân cả nước, tỉnh Thanh Hoá đã phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt đến toàn thể các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Việc quyên góp, ủng hộ không chỉ mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mỗi người dân với đồng bào lũ lụt. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân sau khi quyên góp đã tổ chức đi thiện nguyện trực tiếp để sẻ chia với Nhân dân vùng gặp thiên tai, trao tặng tình cảm ấm áp cùng những món quà ý nghĩa đến đồng bào.

Từ thiện- Ảnh 5.

Nhằm san sẻ với các trường học bị thiệt hại nặng do lũ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vừa qua công đoàn công ty cổ phần phát hành sách Thanh Hoá đã kêu gọi quyên góp ủng hộ những vật dụng thiết yếu đáp ứng nhu cầu dạy và học. Việc làm ý nghĩa này nhanh chóng nhận được sự chung tay ủng hộ của đông đảo cán bộ công ty và các nhà hảo tâm. Theo đó, hàng nghìn phần quà là cặp sách, đồ dùng học tập và 2 tấn gạo đã được trao tặng cho đồng bào ở thôn Tùng Sáng, xã A Mú Sùng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Bà Lê Thị Huệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát hành sách Thanh Hoá

Bão lũ qua đi tình người ở lại. Chính trong hoạn nạn chúng ta lại nhớ sâu sắc đến lời dạy của ông cha: "Dân ta nhớ một chữ đồng/ Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh". Trong bão lũ, người dân Thanh Hóa một lần nữa cùng người dân cả nước thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tất cả bởi hai chữ đồng bào. Sự sẻ chia kịp thời này không chỉ làm ấm lòng những người đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau của người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh.

Hoạt động thiện nguyện, từ thiện là việc làm mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Giống như ta gieo một hạt mầm của lòng nhân ái để nhân lên nhiều hơn nữa sức mạnh nội tại của người Việt, giúp đất nước ta vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn trong hàng ngàn năm lịch sử để vững bước phát triển.

Nguồn: Chuyên mục Văn hóa nghệ thuật/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

08:13 , 11/10/2024

Nhằm góp phần tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô, những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong 70 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)".

Về thăm Đền Lê Hoàn – ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh

Về thăm Đền Lê Hoàn – ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh

14:53 , 10/10/2024

Nằm ở trung tâm châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, trong đó có 2 vị vua đã sáng lập ra vương triều Tiền Lê và Hậu Lê - có vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa độc đáo, riêng biệt. Tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Tây Bắc, đền thờ vua Lê Hoàn được biết đến là một trong những ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh.

Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc

Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc

13:27 , 10/10/2024

Với lời ca trong sáng, thiết tha, chan chứa tình yêu thương, làn điệu hát ru của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, là nét văn hóa truyền thống của người Mường còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của nét văn hóa ấy.

Hội làng trên đất Mường Đủ

Hội làng trên đất Mường Đủ

10:39 , 10/10/2024

Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…

Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo

Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo

08:23 , 09/10/2024

Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023

9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023

11:03 , 08/10/2024

Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn con số của cả năm 2023.

Đón mây

Đón mây

11:14 , 06/10/2024

Miền Tây xứ Thanh - Nơi có những vạt rừng xanh ngát miên man, đồi núi trập trùng, hệ sinh thái phong phú, cùng điệu xòe quyến rũ, điệu khặp da diết trữ tình của đồng bào và những cung đường tuyệt đẹp, đầy thách thức vươn tới chân mây…

Thăm di tích lịch sử đình Quảng Thi

Thăm di tích lịch sử đình Quảng Thi

08:10 , 04/10/2024

Nằm bên tả ngạn sông Chu, vùng đất cổ Đàm Xá còn được biết đến với tên Kẻ Đầm (nay là xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân). Có lịch sử hình thành và phát triển từ ngàn năm về trước, trong không gian vùng đất cổ còn lưu giữ những dấu tích lịch sử, văn hóa đậm nét. Trong đó, di tích lịch sử đình làng Quảng Thi là một điểm nhấn văn hóa trên đất cổ Đàm Xá.

Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa

Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa

10:51 , 03/10/2024

Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

22:51 , 02/10/2024

Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.